Page 216 - Dược liệu
P. 216

3. HƯƠU VÀ NAI
                        Hươu, Nai cho chúng ta nhiều thuốc quý:
                        + Lộc nhung (Cornu Cervi parvum ): Lộc nhung do Hươu, Nai đực cung cấp, còn
                  Hươu cái không cho ra lộc nhung.
                        + Gạc: Sừng hươu, nai già là gạc dùng để nấu cao ban long.
                        * Hươu:
                         - Hươu sao-Cervus nippon Temminek.
                         - Hươu vàng (Nai vàng, Hươu lớn)- Cervus porcinus.
                         Họ hươu – Cervidae, bộ phụ nhai lại (Ruminantia)
                        * Nai: Cervus unicolor Kerr (Rusa unicolor).
                  1. Đặc điểm và phân bố hươu nai:
                         1.1. Hươu sao  (Cervus nippon  Temminek) lớp có vú, bộ nhai lại, họ Hươu
                  (Cervidae).

                         Hươu   sao   thường   cao   1m,
                  dài từ 0,90 – 1,20m. Hươu đực cao
                  hơn hươu cái. trọng lượng thường
                  từ 45–70 kg. Con đực nặng hơn con
                  cái.   Hai   bên   thân   có   nhiều   sao
                  trắng, nên gọi là hươu sao. Bụng
                  trắng  nhạt.  Hươu  sao  đực   2  tuổi
                  mọc cặp sừng đầu tiên, không phân
                  nhánh  dài 15–20cm, hươu đực từ 3
                  tuổi  trở  lên  có  cặp  sừng  4  mấu,
                  hàng năm có thể thay sừng. Sau khi
                  rụng sừng già 4–5 ngày, ở chân của
                  sừng cũ hình thành một lớp váng
                  mỏng phủ kín bề mặt rụng, sau đó
                  mọc thành sừng non dài từ 3–10cm,
                  rất mềm, mọng, màu đỏ gọi là “quả                     Hình 8.8.  Hươu sao
                  đào” hay “trái mơ”.                                Cervus nippon Temminek
                        Sau khi mọc 10–12 ngày “quả
                  đào” phân đôi: một phần là nhánh trán, một phần là thân sừng. Sau 44–50 ngày kể từ
                  khi mọc, thân sừng dài 20–25 cm phình to và phân nhánh lần thứ 2, sừng non này gọi
                  là nhung. Sau 52–53 ngày (kể từ khi mọc) chỗ phân nhánh lần thứ 2 gọi là nhung yên
                  ngựa (có hình yên ngựa). Sau 4–4,5 tháng hươu đực có cặp sừng mới hoàn chính và
                  rắn chắc gọi là gạc. Tuổi thọ của hươu sao khoảng 15–18 năm. Mùa thu hái nhung từ
                  tháng 2–3.










                  1.2. Nai (Cervus unicolor Cuv.)
                        Nai to và mạnh hơn hươu, lông
                  cứng hơn, màu xám hoặc nâu, không
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221