Page 220 - Dược liệu
P. 220
làm cho tắc kè có thể bám chặt vào tường hay cành cây khi trèo. Đầu, lưng và đuôi đều
có những vẩy nhỏ hình hạt tròn hoặc nhiều cạnh, nhiều màu sắc từ xanh lá mạ đến xanh
rêu đen, có khi xanh nhạt hay đỏ nâu nhạt. Màu sắc của tắc kè còn thay đổi nhiều làm cho
nó phù hợp với môi trường xung quanh.
Đuôi tắc kè là bộ phận tốt nhất. Nếu đuôi bị đứt hay gẫy có thể mọc lại được.
Tắc kè sống chủ yếu ở các vùng rừng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái
Nguyên, Hoà Bình,…
Tắc kè sống trong hang, hốc cây, khe đá… Sau khi tắc kè chọn chỗ ở xong mới
sống cố định, chúng ở các hang sâu từ 20 – 30cm hay hơn nữa, mỗi hang có 1 – 2 con,
có khi 20 – 30 con. Tắc kè chủ yếu hoạt động về ban đêm.
Mùa đông tắc kè ẩn nấp sâu trong hang, bắt đầu ra hoạt động từ tháng 3 – 10,
thường bắt tắt kè vào mùa này. Tắc kè đẻ trứng vào tháng 3 – 8, hàng năm đẻ 3 – 4
lứa, mỗi lứa 2 trứng, sau 3 tháng nở thành con.
Bộ phận dùng và chế biến sơ bộ.
Dùng cả con có đuôi, đã loại bỏ nội tạng, căng phơi hoặc sấy khô. Dùng dưới
dạng:
Dùng tươi: chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ bàn chân, lột da, mổ bụng bỏ mật.
Dùng nấu cháo hay nướng vàng để ngâm rượu.
Dùng khô: Mổ bụng bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản, tẩm rượu. Lấy 3
que nứa nhỏ, dẹt, một cái căng thẳng giữa đầu và đuôi. Dùng giấy bản cuộn đuôi để
0
khỏi gẫy, đem phơi hay sấy ở 50 – 60 C đến thật khô. Khi sấy thì cho chúc đầu suống
để đầu được khô kỹ và đuôi khỏi chảy mất mỡ béo.
Tắc kè phải có đủ đuôi, không đứt, không chắp vá và không bị sâu mọt ăn thủng.
Thành phần hoá học.
Thân tắc kè chứa dầu béo 13- 15%, các acid amin: Acid glutamic, alanin, glysin,
asparagic, arginin, lysin, cerin, leusin, isoleusin, phenylalanin, valin, prolin, histidin,
treonin, cystein.
Đuôi chứa 23 – 25% lipid
Tác dụng dược lý và công dụng.
Tắc kè có tác dụng kích thích sự phát triển của cơ thể, làm tăng lượng hồng cầu,
tăng huyết sắc tố. Chữa suy nhược cơ thể, ho hen, ho ra máu lâu ngày không khỏi, ho
suyễn, chữa liệt dương, người già đau lưng, mỏi gối. Liều dùng 3 – 6g, thường dùng 1
đôi, ngâm rượu hay chế thành thuốc bột, thuốc viên.
6. CÓC NHÀ
Tên khoa học: Bufo melanostictus, Họ Cóc – Bufonidae.
Đặc điểm và phân bố.
Chi Bufo gồm 250 loài,
trong đó ở Việt Nam có 4 loài.
Chủ yếu là loài
B.melanostictus Sch.
Trên da lưng của cóc sần
sùi đó là các tuyến nhựa nhỏ.
Trên đầu ở phía mang tai có