Page 218 - Dược liệu
P. 218

Na, K, Fe, Ni, Ti, Mn, Au, Pb, Ba, Co, Va, Mo, B, Sr; các hợp chất phospholipid;
                  lisolextin, sphingomyelin, lexilin, cholaminxephadin, cacdiolipin, xerobrizid; các nội tiết
                  tố: oestron, progesteron, testosteron, cortison v.v…
                        Gạc hươu chứa 0,587% phospholipid, cephalin, cholesterol, Ca, P và các acid
                  amin glysin, prolin, glutamic.
                  6. Công dụng, liều dùng.
                        Nhung hươu, nai là thuốc bổ dưỡng dùng cho người già, yếu, suy nhược cơ thể,
                  làm việc quá sức, mới ốm dậy, huyết áp hạ.
                        Dùng dưới dạng rượu, bột ăn với cháo. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 0,3 - 1g
                  nhung. Biệt dược Pantocrin (lộc nhung tinh, nhung Liên Xô (cũ) dùng dưới dạng dịch
                  chiết cồn, tiêm, viên) là thuốc chữa cho người lao lực, suy nhược thần kinh, cơ thể mệt
                  mỏi, các chứng rối loạn thần kinh chức năng, hạ huyết áp, phụ nữ sau khi sinh ít sữa.
                        Dạng tiêm dưới da 1 – 2ml một ngày, một đợt điều trị 2 – 3 tuần lễ. Nhắc lại đợt
                  2 – 3 sau khi nghỉ không dùng thuốc 7 – 10 ngày.
                  Thuốc uống: Uống 30 – 40 giọt hoặc 2 – 4 viên nửa giờ trước bữa ăn, ngày 2 lần.
                        Chống chỉ định: Không dùng cho người xơ vữa động mạch, người bị bệnh tim,
                  đau thắt ngực khi bị nhồi máu, viêm thận nặng, ỉa chảy.
                        Dạng sản xuất: Dạng lọ (chai con) 30 – 50ml, viên, ống tiêm 1 – 2ml.
                        Lộc giác xương: Bã gạc sau khi nấu cao lỏng là thuốc bổ xương, trị ho, mụn
                  nhọt, tiểu tiện ra máu, di tinh. Ngày uống: 4 – 6g dưới dạng thuốc bột, viên
                        Gạc là nguyên liệu để nấu cao ban long dùng làm thuốc bổ, chữa các chứng bệnh
                  hư, khí huyết xuy yếu, có thai ra huyết, dùng 6 – 12g/ngày.
                          Lộc giác: Dùng cho người mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Tác dụng lưu thông
                  tuần hoàn, chữa thấp khớp, nhọt độc.
                        Lấy gạc đem nướng trong cát đến giòn, màu vàng rồi tán thành bột, ngày uống 4
                  – 16g.


















                                                            4. KHỈ

                        Nước ta có nhiều loài khỉ Mamaca.
                        * Khỉ vàng - Macaca mulatta Zimmerman, họ Khỉ (Cercopithecidae )
                        * Khỉ mốc (là khỉ xám, khỉ nâu, khỉ hung )- Macaca assamensis M’ Clelland.
                        * Khỉ cộc (khỉ mặt đỏ, khỉ đen ) –Macaca speciosa F. Cuvier.
                   Đặc điểm và phân bố.
                         Nước ta có nhiều loại khỉ dùng làm thuốc.
                  Nhưng phổ biến nhất có loài khỉ vàng (Macaca
                  mullatta), loài này sống trên cây, có chân tay
                  phát triển thích nghi để cầm, nắm, có ngón cái
                  chụm lại được với các ngón tay khác. Có túi má
                  dùng để chứa thức ăn tạm thời trước khi nhai kỹ
   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223