Page 214 - Dược liệu
P. 214
trong đó có 41 loài rắn độc, 17 loài sống trên cạn, 24 loài rắn biển và 116 loài rắn
nước.
* Họ rắn hổ (Elapidae): gồm 11 loài, chúng ta cần biết một số loài:
- Rắn hổ mang: Tên khoa học: Naja naja. Hổ mang chúa (Phiophagus hannah
Can-for).
- Rắn cạp nong có nhiều khoanh đen, khoanh vàng. Khoanh đen vòng quanh
bụng, sống lưng sắc cạnh.
- Rắn cạp nia: Tên khoa học: Bungarus candidus L..Thân rắn cạp nia có khoanh
đen, trắng. Khoanh đen không vòng qua bụng.
Hình 8.4.Rắn hổ mang Hình 8.5. Hổ mang chúa
Naja naja Phiophagus hannah Can-for
Hình 8.6.Rắn cạp nomg Hình 8.7.Rắn cạp nia
Bungarus fasciatus Bungarus candidus L.
* Họ rắn nước (Colubridae): Họ rắn nước có khoảng 116 loài, chúng ta cần biết một
số loài:
- Rắn ráo: Tên khoa học: Zamenis mucosus L. (Ptyasmucosus) (không độc).
Rắn ráo nhỏ, dài hay leo trên các cành cây, luỹ tre để bắt chuột.
* Rắn biển: Rắn biển Việt Nam có khoảng 13 loài thuộc họ rắn biển
Hydrophidae: Đẻn đai xanh (Hydrophis cyanocinitus); Đẻn đốm (H.fasciatus); Đẻn
đầu nhỏ (Microcephalophis gracilis)…
Rắn có nhiều răng nhỏ cong về phía sau ở hàm trên và hàm dưới. Có lưỡi dài chẻ đôi,
một số người hiểu sai là nọc rắn.
Rắn độc ở phía trước cửa hàm trên có 2 răng độc có rãnh dọc, một đầu thông với
ống dẫn của tuyến nọc độc mang tai, một đầu thông ra ngoài. Khi rắn độc cắn, cơ thái