Page 215 - Dược liệu
P. 215

dương co bóp làm nọc độc trong tuyến chảy qua ránh dọc vào con mồi. Mỗi con cạp
                  nong cho 22 mg nọc khô trong 1 lần lấy nọc, còn hổ mang cho 30 – 100 mg nọc khô.
                  Trước khi đem chế biến một con hổ mang có thể thu được 850 mg nọc khô còn 1 con
                  cạp nong thì được 974 mg nọc khô.
                        Trong điều kiện thiên nhiên rắn cho nhiều nọc hơn rắn nuôi; rắn đực cho nhiều
                  nọc hơn cái và mùa nắng cho nhiều nọc hơn mùa rét.
                        Rắn biển ở Việt Nam cho ít nọc (0,50 – 30 mg nọc khô), nhưng độc hơn rất nhiều
                  so với nọc rắn cạn.
                        Ở Việt Nam có một số địa phương nuôi: 1 trại ở Vĩnh Phú, 1 trại ở Tiền Giang…


                  1. Bộ phận dùng: Thịt rắn, mật rắn, nọc rắn và xác rắn.
                  2. Thành phần hoá học:
                        Thịt rắn cạn chứa các acid amin: Cystin, Cystein, lysin, leucin, isoleucin, serin,
                  hystidin, conitin, prolin, valin, tyrosin, treolin, acid glutamic, acid aminobutyric.
                  Thịt rắn biển về cơ bản giống thịt rắn cạn, thêm một số acid amin sau: Arginin, glycin,
                  ornitin, hydroxyprolin.
                        Mật rắn to bằng hạt ngô, mật rắn hổ mang có màu xanh thẫm, mật rắn cạp nong
                  có màu xanh nâu, mật rắn ráo có màu xanh lá cây. Mật là chất lỏng sánh.
                        Mật rắn có vị hơi ngọt, thơm gần như cam thảo, chứa nhiều acid mật: Acid
                  cholic, a. ursodesoxycholic, a. hyodeoxycholic, a. β-fokecholic.
                        Ngoài ra mật rắn còn chứa cholesterol, a. panmitic, a.stearic, taurin.
                        Xác rắn chứa các muối kẽm (kẽm oxyd, titan oxyd).
                  3. Tác dụng dược lý và công dụng:
                        - Thịt rắn: là vị thuốc bổ dùng trong các bệnh thần kinh đau nhức, tê liệt, bán
                  thân bất toại, cơn co giật, chữa nhọt độc.
                        Dạng dùng: Rượu rắn ngâm rượu 1 bộ gồm 3 loại rắn (tam xà): 1 hổ mang, 1 cạp
                  nong và 1 rắn ráo. Ngũ xà 1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 cạp nia và 2 rắn ráo. Phối hợp với
                  1 số bài thuốc chữa xương khớp hay với bài thuốc bổ (thập toàn đại bổ). Còn dùng
                  dưới dạng viên (viên rắn).
                        - Nọc rắn: rất độc, có bản chất là peptit hoặc protein. Nọc rắn là một thuốc chống
                  viêm rất mạnh, dùng để chữa tà thấp, đau nhức, làm thuốc giảm đau cho người bị ung
                  thư, hạn chế sự phát triển của khối u.
                        Nọc rắn dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc mỡ. Nhiều biệt dược ở các nước dùng
                  làm thuốc cầm máu: Reptilaza, Venostat…; thuốc giảm đau: Nora, Norin, Cobratoxin,
                  Viperalgin, Vipraxon, Vipratox, Viprosal.
                        Ở nước ta đã sản xuất thuốc mỡ nọc rắn, biệt dược Najatox. Là thuốc xoa bóp có
                  tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy, đau trong các tường hợp thấp khớp, đau cơ, viêm
                  cơ, và các trường hợp viêm khớp mạn tính không đặc hiệu, đau dây thần kinh.
                        Ngoài ra nọc rắn còn dùng để chế huyết thanh chữa cho những người bị rắn cắn.
                        Mật rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn ráo… đều có tác dụng trị viêm thực
                  nghiệm tốt. Do vậy người ta dùng để chữa thấp khớp, đau nhức xương, đau lưng, sốt
                  kinh giản ở trẻ em,ho, hen suyễn. Mật rắn còn dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ bôi lên
                  nhọt độc lở, loét.
                        Mật rắn còn dùng dưới dạng siro, rượu thuốc, rượu mật rắn (gồm ba mật: rắn ráo,
                  cạp nong, hổ mang chế với 25ml rượu) trị sưng khớp, làm tăng thể lực rõ rệt
                        -  Xác rắn (xà thoái, long ly) là xác con rắn bỏ đi khi nó lột. chữa bệnh kinh giật
                  của trẻ em. chữ đau cổ họng, bôi ngoài làm thuốc sát khuẩn, trị ghẻ lở. Ngày dùng 6 -
                  12g dưới dạng thuốc sắc hay đốt cháy rồi dùng.
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220