Page 221 - Dược liệu
P. 221
hai tuyến lớn (2 cái u) chứa mủ cóc gọi là tuyến, mang tai. Lưng cóc màu hơi vàng, đỏ
nâu hay xám nhạt.
Tuỳ thuộc vào môi trường sống màu da cóc thay đổi cho phù hợp. Da cóc khô và
giáp, không nhớt. Ở hai chân trước và hai chân sau có các tuyến tiết nhựa bụng hơi
trắng, không có đốm hay ít đốm.
Cóc đực lớn có thân dài 6cm, Hình 8.13. Cóc nhà
màu da sẫm hơn, cóc cái dài Bufo melanostictus
hơn. Cóc nhảy và bơi lội kém
ếch nhiều, cho nên khí xuống nước cóc phình bụng to mới nổi được.
Cóc nhà sống ở các vườn hoang, trên nương bãi, ven sông, trong những hang hốc
nhỏ, khô ráo, khô ráo, kín gió. Cóc ở trong hang ban ngày hay mùa đông giá lạnh.
Chiều tối và ban đêm cóc đi kiếm ăn, ít thấy cóc nhà sống trên núi cao và rừng sâu.
Cóc sinh sản từ tháng 11-12 đến tháng 1-2 và có khi đến tháng 4, 5. Cóc đẻ
nhiều lứa trong một năm. Cóc có tới 2000 – 7500 trứng. Trứng cóc màu đen, có đường
kính 1,4 – 1,6mm, có một lớp màng nhày trong suốt bao bọc bên ngoài.
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến sơ bộ.
Thịt cóc (bỏ đầu, bỏ cả hai tuyến nhựa mủ, 4 bàn chân, da và toàn bộ trứng, ruột,
gan).
Mật cóc.
Nhựa mủ cóc chứa chủ yếu ở hai tuyến lớn ở mang tai của đầu, các tuyến nhựa
trên da và tứ chi. Chiết được nhựa cóc bằng cách lấy trực tiếp hay dùng dung môi. Mỗi
con trung bình cho 0,11g nhựa khô. Nhựa mới lấy lúc đầu lỏng, trắng hay sền sệt, để
khô se lại, có thể nặn thành từng bánh trọng lượng tuỳ theo yêu cầu.
Nhựa mủ cóc không tan trong nước, rất ít tan trong cồn, tan gần hết trong
cloroform, aceton.
Trứng cóc rất độc, không dùng, nhiều người đã chết vì ăn trứng cóc.
Thành phần hoá học.
Thịt cóc Việt Nam chứa 53,77% chất đạm, 12,67% chất béo, 23,55% tro, các
acid amin: Histidin 0,68%, treonin, methionin, isoleusin, phenylalanin, tryptophan,
asparagin, glutamic, tyrisin, cystein, cystin, analin, valin, arginin, lysin, glysin, cerin,
prolin, acid aspactic, glycocol và acid aminibutyric. Đặc biệt thịt cóc Việt Nam còn
chứa 0,02% Mn, có tác dụng làm cho trẻ em chóng lớn, Zn.
Mật cóc Việt Nam chứa nhiều acid mật (20mg/1000 mật cóc )
Nhựa mủ cóc Việt Nam có chứa:
+ Các bufađienoli: Bufalin, resbufogenin, bufotalin, 19–hydroxylbufalin,
hellebregenol, hellebrigenin, marinobufagin, desacetylbufotalin.
+ Các hợp chất sterol: Cholesterol, brassicaterol, campesterol, stigmasterol và β –
sitosterol.
+ Lá mỡ cóc là một chùm nhiều dải màu vàng, vàng ngà, nằm trong khoang bụng
cóc. Mỗi chùm gồm 10 – 15 dải mỡ, mỗi dải dài 2- 4cm, rộng 2-3mm, dày 1mm. Từ lá
mỡ đem chế mỡ hay dầu cóc.
Tác dụng dược lý và công dụng.
Trong cuốn “Nam dược thần hiệu” thế kỷ XIV cụ Tuệ Tĩnh đã ghi dùng cóc trị
chó dại cắn, ung thư và cam tích trẻ em.
Trẻ em dùng thịt cóc dưới dạng thịt như ếch hay dùng bột khô có tác dụng làm
trẻ ăn được, ngủ được, tăng cân và khoẻ mạnh. Liều dùng từ 2 – 3g bột thịt cóc khô.