Page 212 - Dược liệu
P. 212
- Hàm lượng nước từ 18 -20%. Chủ yếu là glucose và levulose chiếm 60,70%,
saccarose và một số đường mantose, oligosacarid.
- Trong mật ong rất giàu vitamin nhất là vitamin B1, B2, B3, C, K, A, E và acid
folic.
- Các loại men: diastase, catalase, lipase.
- Các acid hữu cơ: Acid formic, tartric, citric, malic, oxalic …
- Các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng: Na, Fe, Ca, K…
- Các hormon; Các fitonxit; Các chất thơm và nhiều chất khác.
3.2. Sữa ong chúa: là chất đặc màu hơi ngà, một sản phẩm quí được tiết ra từ các
tuyến sữa dưới hàm của các ong thợ từ 7 ngày tuổi.
Thành phần của sữa ong chúa rất phức tạp, nó phụ thuộc vào đàn ong, nguồn hoa
v.v… nhưng thành phần của sữa ong chúa gồm: 66,50% nước, 34,90% chất khô trong
số đó gồm: 12,30% protein và mỡ, đường…
Trong sữa ong chúa chứa các vitamin sau đây: B1; B2; C; D; E; acid folic…
Ngoài ra còn chứa các hormon và những chất đặc biệt khác có tác dụng củng cố
và làm tăng sức khỏe của con người.
3.3. Sáp ong: là một sản phẩm được tiết ra từ các tuyến sáp dưới bụng của ong thợ,
dùng để xây bánh tổ.
3.4. Phấn hoa: là sản phẩm do ong thợ thu hoạch từ phấn các hoa của các loài cây
khác nhau. Phấn hoa có các màu khác nhau từ màu vàng, đôi khi có cả màu đỏ tùy
thuộc vào nguồn hoa.
Thành phần hoá học của phấn hoa cũng rất phức tạp, tuỳ thuộc nguồn hoa mà
phấn hoa có thành phần hoá học khác nhau: khoảng 50 chất có tác dụng sinh học tốt.
Đường khoảng 18%, Protid, Lipid. Các vitamin B1, B2, Bc, B5, B6, C, A, B, E và
vitamin PP.
Có 26 nguyên tố khoáng và vi lượng: Ca, Mg, Cu, K, Fe, Cr, P, S, Cl, Ti, Mn,
Ba, Ag,V, Co, Zn, A, Sn, Pd, Mo, Cr, Ka, Sr, W, Ir.
3.5. Nọc ong: là sản phẩm được tiết ra từ nọc độc ở phần đuôi của ong. Nọc ong là
chất lỏng, sánh, trong suốt, không màu, có mùi thơm đặc biệt vị bỏng, đắng, có phản
ứng acid. Tỷ trọng 1,1313.
Thành phần hoá học của nọc ong: Chứa các acid ortophosphoric,
a.hydroclorid, a.muranic, magnesi phosphat, acetycholin, histamin, men (20%
hialuronidase, 14% phospholipase A, Cu, Ca, S, P, dầu bay hơi, 50% melitin gồm 26
acid amin, 3% apamin gồm 16 acid amin).
3.6. Keo ong: là sản phẩm do một số ong thợ thu hoạch từ các loài cây cỏ và vỏ phấn
hoa chế biến để gắn kín các các khe hở của tổ, các cầu ong và bọc kín các côn trùng,
rán …, bị chết ở trong tổ, làm trơn lỗ tổ chứa mật, phấn hoa và ấu trùng.
Thành phần hoá học của keo ong: Keo ong chứa 55% nhựa và chất thơm, 30%
sáp ong, 10% tinh dầu thơm, 5% phấn hoa, một số chất khác như: Protid, các vitamin,
các nguyên tố hoá học Fe, Mn, K, Al, Si, V, Sr.
4. Tác dụng sinh lý.
Mật ong làm vết thương mau lên da non. Nhân dân ta dùng mật ong chữa các vết
bỏng làm cho vết bỏng mau lành và chóng lên da non.
Mật ong làm giảm độ acid của dịch vị, làm cho độ acid trở lại bình thường, làm
dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột.
Mật ong có tác dụng chống viêm giác mạc.