Page 219 - Dược liệu
P. 219

và nuốt, răng 32 chiếc. Có chai mông phát triển. Chai mông là phần da không có lông,
                  hoá sừng ở hai mông dùng làm chỗ dựa khi ngồi.
                        Mặt không có lông, toàn thân có lông mầu vàng nâu, ngắn, phía bụng có lông
                  mầu nhạt hơn. Khỉ vàng, khỉ nước, khỉ cộc gặp phổ biến ở các vùng núi và trung du.
                        Khỉ vàng sống ở các nơi rừng thưa, cây
                  cao nhiều tầng, đặc biệt ở các vùng núi đá vôi               Hình 8. 11 Khỉ  vàng
                  tiếp giáp với suối, sông, biển. Khỉ nước sống ở          Macaca mulatta Zimmerman
                  các vùng rừng núi đá, đất cao. Có đảo nuôi khỉ
                  ở Quảng Ninh.
                  Bộ phận dùng.
                        - Thịt và xương khỉ.
                        - Xương khỉ
                        - Hầu táo (sỏi mật, hầu đan, hầu tử táo)
                        - Huyết lình (máu của khỉ chảy ra khi đẻ)
                  Thành phần hoá học .
                         Trong cao khỉ có 16,8% nitơ toàn phần, 0,85% acid amin, 1,88% tro, 0,56%
                  clo, 4 phần triệu As, 0,02% Ca, 0,03% phosphat.
                  Mật   khỉ   vàng   và   một   số   khỉ   khác   chứa   acid   cholic,   a.   chenodesoxycholic,   a.
                  desoxycholic, a. lithocholic và một số dạng kết hợp của taurin, glysin.
                  Công dụng, liều dùng.
                         Toàn bộ con khỉ (trừ ruột, gan, dạ dày …) dùng để nấu cao toàn tính: là thuốc bổ
                  toàn thân, dùng cho người kém ăn, kém ngủ, thiếu máu, gầy yếu, da xanh vàng. Dùng
                  ngày 5 – 10g ngậm từng miếng nhỏ hay ngâm rượu, thêm mật ong cho ngọt.
                  Sỏi mật là thuốc giải độc, tiêu thũng, tiêu đờm. Ngày uống 0,2 – 0,3g dưới dạng thuốc
                  bột.
                         Huyết lình là thuốc bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, cho trẻ em gầy yếu, chậm lớn.
                  Dùng dưới dạng thuốc bột hay ngâm rượu, 1–2g/ ngày.
                  Khỉ là nguyên liệu để chế vaccin phòng bệnh sởi, sabin, bại liệt.
                  Cao xương khỉ là thuốc bổ máu, bổ toàn thân, dùng cho phụ nữ trong những trường
                  hợp kém ăn, kém ngủ, thiếu máu, xanh xao vàng vọt.








                                                         5. TẮC KÈ

                  Tên khoa học: Gekko – gekko L. họ Tắc kè – Gekkonidae.
                        Còn gọi là Đại bích hổ, Cáp giải, Cáp.
                  Đặc điểm và phân bố.
                        Tắc kè có các vây trên da to,
                  nhiều   màu   sắc.   Thân   dài   15   –
                  17cm, đuôi dài 15 – 17cm. Đầu
                  hẹp hơi hình tam giác, mắt có con
                  ngươi   thẳng   đứng,  4   chân,  mỗi
                  chân có 5 ngón rời, nối với thân
                  thành   hình   chân   vịt,   mặt   dưới
                  ngón có những màng phiến mỏng
                  màu trắng, sờ như có chất dính




                                                                      Hình 8.12.  Tắc kè
                                                                       Gekko – gekko L)
   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224