Page 217 - Dược liệu
P. 217

có đốm. Trọng lượng của nai từ 110 – 200 kg. Nai có lông màu nâu đen gọi là nai đen.
                  Mỗi năm nai đẻ 1 lứa, 1 con.
                        Cũng như hươu, khi nai 2 tuổi mọc cặp sừng đầu tiên là sừng “chìa vôi” không
                  phân nhánh, hàng năm đều thay sừng. Sừng rụng từ tháng 4 – 7. Sau 7 ngày kể từ khi
                  sừng rụng, mọc lên sừng mới hình trứng mọng, bên ngoài có lớp da màu đen, có lông
                  tơ bóng mượt gọi là nhung. Hai tuần lễ sau khi mọc nhung phân nhánh lần thứ 1 và 50
                  – 60 ngày sau thì phân nhánh lần thứ 2. Sau khi mọc 3 tháng hình thành cặp sừng mới.
                  Sừng mọc 4 – 4,5 tháng có màu trắng ngà là gạc.
                  2. Phân bố.
                        Hươu sao phân bố rộng rãi ở nước ta, chúng có ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà
                  Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lào Cai…
                                                                                                            .
                        Nhưng mấy năm lại đây nhiều gia                    Hình 8.9.   Nai
                  đình nuôi. Trại nuôi hươu Hương Khê                    Cervus unicolor Cuv
                  (Hà Tĩnh), vườn quốc gia Cúc Phương
                  (Ninh Bình), công viên Thủ Lệ (Hà Nội) cũng nuôi hươu.
                        Nai thường gặp ở các vùng núi và trung du, ở các đảo phía Đông Bắc Bắc Bộ,
                  chủ yếu ở rừng lá rộng, rừng có suối và vùng lầy nhỏ. Nai không sống ở rừng rậm, mà
                  sống tương đối định cư.
                  3. Bộ phận dùng.
                  3.1. Nhung hươu, nai (lộc nhung)
                        Nhung là sừng non của hươu hay nai đã làm
                  khô, mặt ngoài phủ đầy lông tơ. chất mềm có thể
                  thái được, mùi hơi tanh, vị hơi mạnh.
                        Nhung hươu sao có đường  kính mặt  cắt
                  khoảng từ 2 – 5 cm, da nâu vàng đến vàng hồng,
                  lông tơ màu tro sáng đến tro sẫm. Trọng lượng từ
                  80 – 200g, có thể có 1 – 2 nhánh.
                        Loại 1: nhánh dài từ 14 – 30 cm, hình trái
                  núi hay yên ngựa.
                        Loại 2: nhánh dài từ 20 – 40 cm.
                  3.2. Sừng hươu, nai  (Gạc): Gạc là sừng già của                 Hình 8.10  Lộc nhung
                  hươu hay nai đã làm khô.
                  4. Phương pháp chế biến.
                        Các địa phương khác nhau có các phương pháp chế biến nhung cũng khác nhau;
                  nhưng nguyên tắc chung như sau:
                        - Dùng dây buộc đầu nhung hay dùng kim chỉ khâu díu mép da nhung chỗ mặt
                  cắt.
                        - Có thể tẩm rượu rồi sấy, có thể nhúng vào nước nóng (80 C) vài lần (mặt cắt
                                                                                        0
                  quay lên trên nhánh chảy máu ra).
                        - Sấy: có nhiều phương pháp sấy: Dùng lò than hồng, ngoài quây cót, để nhung
                  trên lò than cao 40 cm, sấy bằng cát rang, bằng gạo rang, sấy bằng tủ sấy điện; đưa
                                 0
                  nhiệt độ từ 40 C lên dần đến 70 – 80 C (mặt cắt vẫn để lên trên). Sấy đến khi khô kiệt,
                                                        0
                  không nứt nẻ là được.
                  5. Thành phần hoá học.
                        Nhung hươu, nai chứa calciphosphat, calcicarbonat, protid, keo, các acid amin:
                  Lysin, histadin, arginin, asparagic, treonin, cerin, glutamic, prolin, glysin, analin, valin,
                  leusin, isoleusin, tyrosin, phenylalanin. Các chất khoáng và vi lượng: Ca, Mg, A, Si, P,
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222