Page 19 - Dược liệu
P. 19
Khi cho cellulose tác dụng với NaOH thì Hydro của nhóm alcol bậc 1 của các
đơn vị glucose được thay thế bằng Natri và tạo thành cellulose kiềm áp dụng trong
công nghệ dệt làm cho sợi dùng láng và dễ bắt màu.
Các nhóm OH của các đơn vị glucose có thể được alkyl hoá tạo ra các tá dược
ứng dụng trong bào chế. Ví dụ: MC (methyl cellulose), EC (ethyl cellulose), MEC
(methylethyl cellulose)….
Hydroxy propyl methyl cellulose (HPMC) là propylen glycol ether của MC được
dùng để bào chế hỗn dịch.
Natri carboxy methyl cellulose (NaCMC) được dùng làm tá dược dính và tá dược
rã.
Tác dụng cellulose với alhydrid acetic tạo thành cellulose dùng làm tá dược, làm
phim ảnh, nhựa dẻo, …
Acetophtalat cellulose không tan trong môi trường acid dùng để bao những thuốc
không tan trong dạ dày mà chỉ tan trong ruột.
1.3 Gôm – chất nhày- Pectin
1.3.1. Gôm- chất nhầy
1.3.1.1. Nguồn gốc và vai trò sinh lý:
Cây tiết ra gôm khi phản ứng đối với điều kiện không thuận lợi. Gôm tạo thành
trên cây là do sự biến đổi của màng tế bào, thường ở những mô đã già, đôi khi ở cả
những tế bào non.
Chất nhầy là thành phần cấu tạo của tế bào bình thường. Ở một số hạt, chất nhầy
giữ nước cần thiết cho hạt trong quá trình nảy mầm. Có khi chất nhầy là chất dự trữ
cho sự phát triển của bộ phận trên mặt đất. Có thể chiết chất nhầy từ nguyên liệu bằng
nước.
Cần phân biệt gôm và chất nhựa, tuy cũng là chất rắn nhưng chất nhựa tan trong
dung môi hữu cơ còn gôm và chất nhầy tan trong nước.
Người ta có thể chia gồm và chất nhầy thành 3 nhóm theo cấu tạo hoá học.
+ Nhóm trung tính: là những galacmannan hoặc glulomannan, cấu tạo từ các đơn
vị D – mannose, D- galacse, D- glucose.
+ Nhóm acid, thành phần có acid uronic: đại diện là gôm (gôm arabic) phân
nhánh nhiều, cấu tạo bởi D- galactopyranose, L- arabinose, L- rhamnose, acid D-
glucoronic.
+ Nhóm acid, có thành phần gốc sulfat: đại diện là thạch agar.
1.3.1.2. Tính chất:
Gôm và chất nhầy hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo có độ nhớt cao,
hoà tan trong các dung môi hữu cơ. Độ tan trong cồn thay đổi theo độ cồn và loại gôm
hay chất nhầy, cồn cao độ thì không tan.
Gôm và chất nhầy bị tủa bởi chì acetat trung tính hoặc kiềm và khác pectin ở chỗ
không bị tác động bởi enzym pectin esterose.
Gôm và chất nhầy có tính quang hoạt. Chất nhầy bắt màu xanh với metylen nên
có thể dùng để định tính chất nhầy trên vi phẫu thực vật.
1.3.1.3. Đánh giá một dược liệu chứa gôm hay chất nhầy.
Một số dược điển qui định việc đánh giá một số dược liệu chứa chất nhầy dựa
trên chỉ số nở: chỉ số nở là thể tích tính bằng ml mà 1gam dược liệu khi nở trong nước
chiếm được.
Để tách gôm và chất nhầy trong dược liệu, có thể dựa vào độ hoà tan trong nước
rồi thêm cồn cao độ để tủa, tách chiết rồi tinh chế bằng phương pháp thẩm tích.