Page 18 - Dược liệu
P. 18
1.1.6. Định tính và định lượng
Có thể dùng iod để định tính và định lượng tinh bột. Dựa vào phản ứng đặc trưng
là khi tinh bột tác dụng với dung dịch iod trong nước, sẽ có màu xanh tím.
Phương pháp thuỷ phân tinh bột bằng acid thu được sản phẩm cuối là glucose.
Định lượng glucose tạo thành. Có thể thủy phân trực tiếp, thủy phân bằng enzym rồi
tiếp theo bằng acid….
Ngoài ra có thể dùng phân cực kế đo độ quay cực của dung dịch tinh bột trong
20
calci clorid đặc, [] D của dung dịch tinh bột là + 200.
1.1.6. Công dụng
Tinh bột là thành phần chính trong lương thực.
Trong ngành dược,tinh bột được dùng làm tá dược viên nén.
Tinh bột còn là nguyên liệu sản xuất glucose, ethanol, monosodium, bánh kẹo.
Trên thế giới, tinh bột được sản xuất chủ yếu là tinh bột ngô. Ở Việt nam, nguồn
để chế tinh bột dùng trong nước và xuất khẩu quan trọng nhất là sắn-Manihot
esculenta Crantz. L.
Các sản phẩm biến đổi từ tinh bột hiện cũng sử dụng nhiều trong thực phẩm và
dược phẩm. Ví dụ như tinh bột tan, tinh bột được oxy hoá, acetyl hoá, tinh bột
hydroxyethyl hoá, phosphoryl hoá, ester hoá với acid vô cơ hay tạo các liên kết
chéo v.v…
Tinh bột tan là loại tinh bột được thuỷ phân một phần bởi acid vô cơ để cho dạng
có thể hoà tan thành dung dịch trong suốt trong nước nóng. Thuỷ phân xa hơn bằng
acid nitric sẽ thu được dextrin. Chất lượng của dextrin phụ thuộc vào mức độ thuỷ
phân và màu sắc của nó. Dextrin loại tốt gồm chủ yếu là erythrodextrin và còn khoảng
15% tinh bột tan. Dextrin loại xấu hơn thường bị thuỷ phân xa hơn, có 1 phần maltose
và có màu vàng sậm. Dextrin được dùng làm tá dược trong bào chế thuốc viên nén.
1.2 Cellulose
1.2.1. Cấu trúc hoá học.
Cellulose là thành phần chính của tế bào thực vật. cellulose cũng là một glucosan
như tinh bột, phân tử gồm các đơn vị glucose nhưng khác tinh bột ở chỗ dây nối giữa
các đơn vị glucose là 1- 4.
Khi thuỷ phân không hoàn toàn thì trong sản phẩm có cellulotetraose,
cellulotriose, cellulobiose. Khi thuỷ phâm hoàn toàn thu được glucose. Số lượng đơn
vị glucose trong phân tử trong khoảng 3000 – 10000.
Cellulose không tan trong nước và dung môi hữu cơ nhưng tan được trong dung
dịch kẽm clorid đậm đặc và dung dịch Schweitzer (Hydroxyd đồng trong dung dịch
Amoniac).
1.2.2. Các dẫn chất cellulose và công dụng:
Cellulose khi thuỷ phân một phần thì thu được cellulose vi tinh thể là một tá
dược đa năng được sử dụng nhiều trong bào chế thuốc.