Page 203 - Dược liệu
P. 203

Dầu mỡ rất dễ bị thuỷ phân để cho glycerol và các acid béo qua các giai đoạn
                  trung gian là diacylglycerol và monoacylglycerol. Tác nhân thuỷ phân là enzym
                  (lipase), môi trường acid hoặc ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao.
                        Dầu mỡ rất dễ bị xà phòng hoá để cho glycerol và các muối kiềm của acid béo
                  tan trong nước.
                        Có thể hydrogen hoá dầu để tạo thành mỡ.
                        Có thể halogen hoá dầu mỡ. Ví dụ gắn iod vào dầu thuốc phiện để cho hợp chất
                  lipiodol làm chất cản quang.
                        Dầu mỡ ôi khét: Dầu mỡ rất dễ bị oxy hoá, sự oxy hoá thường xảy ra ở các acid
                  béo. Quá trình oxy hoá xảy ra tuỳ theo từng mức độ trong điều kiện bảo quản không
                  tốt thì quá trình oxy hoá xảy ra đồng thời với quá trình thuỷ phân, kết quả cuối cùng
                  của sự oxy hoá là các acid béo bị cắt nhỏ và oxy hoá thành các hợp chất aldehyd, rồi
                  thành các acid có mùi khó chịu, ta thường gọi là dầu mỡ bị ôi khét.
                        Đối với các acid béo chưa no, ngay trong điều kiện nhiệt độ bình thường, độ ẩm
                  và có tác nhân oxy hoá của oxy không khí, từ mạch nối đôi của các acid béo sẽ bị oxy
                  hoá tạo thành hợp chất peroxyd. Hợp chất này không bên vững sẽ bị cắt đôi thành các
                  hợp chất aldehyd có mạch ngắn. Các aldehyd này lại tiếp tục oxy hoá tạo thành các
                  acid.
                        Đối với các acid béo no, thường xảy ra hiện tượng β - oxy hoá. Do tác dụng của
                  một số enzym ở vi sinh vật, carbon ở vị trí β (so với nhóm carboxy) dễ bị oxy hoá để
                  tạo thành các cetoacid. Hợp chất này dễ bị cắt đôi phân tử rồi tiếp tục oxy hoá để tạo
                  thành các hợp chất acid có phân tử nhỏ hơn.
                  1.6. Kiểm nghiệm dầu mỡ
                  - Phương pháp cảm quang:
                        Quan sát màu sắc, thể chất, mùi vị... của dầu mỡ để phân biệt từng loại dầu mỡ
                  hoặc để sơ bộ đánh giá phẩm chất của dầu mỡ (dầu mỡ bị oxy hoá có mùi khét).
                  - Xác định các hằng số vật lý:
                        Độ tan, độ nhớt, độ sôi, tỷ trọng, năng suất quay cực...
                  - Xác định các chỉ số hoá học:
                        Chỉ số acid; Chỉ số este; Chỉ số xà phòng; Chỉ số acetyl; Chỉ số iod
                        Dầu có chỉ số iod từ 150 - 180 được gọi là dầu khô, từ 100 - 150 là dầu nửa khô
                  và từ 75 - 100 là dầu không khô.
                        Người ta thường nhận thấy dầu có chỉ số iod cao thì chỉ số khúc xạ cao, ví dụ dầu
                  hạt bông, dầu hạt thuốc phiện.
                  - Định tính các thành phần trong dầu mỡ:
                        Hiện nay có thể dùng các phương pháp sắc ký để phân tích các thành phần cấu
                  tạo của dầu mỡ nói riêng và của chất béo nói chung.
                        Sắc ký lớp mỏng: Chất hấp thụ hay dùng silicagen. Thuốc thử hiện màu có thể
                  dùng hơi iod, rhodanin B, acid sulfocromic, 2’, 7’- diclofluorescerin...
                        Phương pháp sắc ký khí có thể tách từng acid béo trong hỗn hợp các acid béo
                  dưới dạng metyleste bay hơi được. Kết quả thu được không những có thể định tính mà
                  còn có thể định lượng từng acid béo cấu tạo trong dầu mỡ.
                        Phương pháp sắc ký lỏng cao áp đặc biệt thích hợp, bởi vì có thể phân tích trực
                  tiếp không cần qua sự biến đổi hoá học nào. Kết quả phân tích có thể cho biết cấu tạo
                  của từng loại acylglycerol, các chất đi kèm theo và sản phẩm phân huỷ.
                  - Tìm các chất giả mạo:
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208