Page 206 - Dược liệu
P. 206

Dầu thầu dầu có tác dụng nhuận và tẩy là do acid ricinoleic. Khi vào cơ thể
                  enzym lypase thuỷ phân dầu giải phóng acid ricinoleic tự do, acid này kích thích nhu
                  động ruột. Liều dùng nhuận tràng 2 - 10 g dầu, tẩy 10 - 30 g dầu trong 1 ngày.
                        Cracking dầu thầu dầu thu được acid undecilenic và oenanthol. Acid undecilenic
                  dùng làm thuốc trị nấm ngoài da, oenanthol được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để
                  tổng hợp các chất thơm.
                        Dầu thầu dầu còn dùng để điều chế xà phòng, dùng làm dầu bôi trơn cho các
                  động cơ máy bay, dầu phanh, dùng làm chất phá bọt trong các nồi hơi, nồi cất tinh dầu.
                        Hạt thầu dầu giã nhỏ chế thành thuốc cao dán để chữa viêm hạch cổ, viêm tuyến
                  vú. Thuốc cao dán gồm nhân hạt thầu dầu kết hợp với ngũ bội tử theo tỷ lệ 98: 2, dán
                  vào huyệt bách hội có thể chữa sa dạ dày.
                        Theo kinh nghiệm Y học dân tộc cổ truyền, lá tươi giã đắp vào gan bàn chân để
                  chữa sót rau, hoặc đem lăn vào trước ngực và sau lưng để chữa bệnh sởi không mọc.
                  Còn dùng diệt bọ gậy.
                        * Chú thích: Dầu thầu dầu không độc, nhưng hạt và khô dầu thầu dầu rất độc, vì
                  có chứa ricin. Khi bị ngộ độc có hiện tượng nóng cổ họng, buồn nôn, sốt, đi tả, huyết
                  áp hạ dẫn đến ngừng hô hấp và chết (ăn 10 hạt có thể chết người). Chữa ngộ độc bằng
                  cách gây nôn, rửa dạ dày, tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose và dung dịch huyết thanh
                  kháng ricin kết hợp với thuốc giảm đau.





                                                    2.2 ĐẠI PHONG TỬ
                  Tên   khoa   học:  Hydnocarpus   anthelmintica
                  Pier., họ Mùng quân ( Flacourtiaceae).
                   Đặc điểm thực vật và phân bố.
                        Cây đại phong tử hay còn gọi là chùm bao
                  lớn, thuộc loại cây to, lá nguyên, dài, non thì
                  mềm, màu hồng, già thì khô và dai. Hoa màu
                  hồng, đơn tính cùng gốc, mọc ở kẽ lá, có khi có
                  cả hoa lưỡng tính. Quả to bằng quả bưởi, hình
                  cầu, vỏ dày chứa nhiều hạt có cạnh, nội nhũ có
                  chứa dầu.
                        Cây mọc hoang ở rừng rậm khá phổ biến ở
                  nước ta, nhiều nhất ở rừng miền Trung.
                  Bộ phận dùng:
                        Hạt (Semen Hydnocarpi).
                        Dầu   đại   phong   tử  (Oleum   Hydnocarpi
                  hoặc Oleum Chaulmoograe).
                                                                               Hình 7.3.Đại phong tử
                                                                         Hydnocarpus anthelmintica Pier.
                  2. Thành phần hoá học.
                        Trong hạt có chứa chất béo, tỷ lệ 40 - 50% (so với nhân hạt).
                        Thành phần cấu tạo của dầu Đại Phong tử gồm acylglycerol của acid béo không
                  no: Acid oleic, acid linolenic và chủ yếu là các acid béo vòng (90%).
   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210   211