Page 204 - Dược liệu
P. 204
Đối với một số dầu mỡ qúy như dầu cá, thường hay bị giả mạo với dầu parafin.
Muốn phát hiện ta thuỷ phân dầu mỡ, nếu là dầu parafin thì không bị xà phòng hoá nên
không tan trong dung dịch kiềm và làm cho dung dịch bị đục.
Ngoài ra người ta còn dùng các phản ứng đặc hiệu, lợi dụng các tính chất vật lý
như: Về độ tan, độ nhớt... để phát hiện từng loại dầu mỡ.
1.7. Định lượng dầu mỡ trong dược liệu
Nguyên tắc: Chiết dầu mỡ bằng dung môi hữu cơ (ether, cloroform), bốc hơi
dung môi hữu cơ, cân cặn còn lại và tính tỷ lệ.
Soxhlet (1) Zaisenco (2) Kumagawa (3)
Hình 7.1: Dụng cụ chiết: Soxhlet (1), Zaisenco (2) và Kumagawa (3).
1.7. Công dụng của dầu mỡ
Dầu mỡ trước hết là nguồn thức ăn giàu năng lượng. Ngoài ra còn được dùng
trong kỹ nghệ xà phòng, kỹ nghệ sơn, kỹ nghệ chất dẻo...
Trong y học, dầu mỡ cũng có một số tác dụng nhất định. Dầu mỡ có tác dụng bảo
vệ da và niêm mạc, hạn chế sự thoát hơi nước của da, làm mềm da, làm chóng lên da
non trong các vết thương, vết bỏng, làm giảm kích ứng của da trong các bệnh vảy ốc,
eczema…
Dầu chứa các acid béo không no có nhiều dây nối đôi như các acid linoleic,
linolenic và arachidonic được dùng trong điều trị. Những acid béo này còn được gọi là
vitamin F. Đó là những acid béo rất cần thiết cho cơ thể, chỉ đưa vào bằng nguồn thức
ăn, cơ thể không tự tổng hợp được. Các acid béo ngày có trong cấu tạo của các
glycerophosphatid của các màng tế bào thành mạch và là những chất xây dựng nên cấu
tạo của các hợp chất prostaglandin. Khi thiếu các acid béo này thường hay xảy ra rối
loạn các biến đổi bệnh lý về da.
Một số dầu mỡ có tác dụng điều trị đặc biệt như dầu đại phong tử dùng để chữa
phong và lao da, dầu thầu dầu, ba đậu dùng làm thuốc nhuận, tẩy. Trong ngành dược
còn dùng dầu mỡ làm dung môi pha chế thuốc tiêm, làm tá dược thuốc mỡ, thuốc đạn,
thuốc cao dán…
2. Các dược liệu chứa lipid
2.1 THẦU DẦU
Tên khoa học: Ricinus communis L. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).