Page 189 - Dược liệu
P. 189
Ar-curcumen Farnesen
Nhựa dầu gừng có chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay.
Tác dung - Công dụng.
Gừng tươi được sử dụng như một gia vị trong bữa ăn hàng ngày, dùng để chế
biến các sản phẩm gừng mặn, mứt gừng và chè gừng.
Gừng khô dùng để chế biến gia vị (bột Cary), dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ
thực phẩm và trong kỹ nghệ pha chế đồ uống.
Tinh dầu gừng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ pha chế đồ
uống, thường cho vào nhựa dầu gừng để giảm độ cay của nhựa dầu.
Nhựa dầu được dùng làm chất thơm và cay trong kỹ nghệ thực phẩm, pha chế đồ
uống.
Trong Y học cổ truyền gừng tươi được gọi là sinh khương là vị thuốc tân ôn giải
biểu, tác dụng vào kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo
phong hàn, làm ấm dạ dày trong trường hợp bụng đầy trướng, không tiêu, khí huyết
ngưng trệ, chân tay lạnh. Ngoài ra còn có tác dụng hoá đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc,
khử khuẩn.
Gừng khô được gọi là can khương, vị cay, tính ấm, tác dụng vào kinh tâm, phế,
tỳ, vị, có tác dụng ôn trung hồi dương, ôn trung chỉ tả, chỉ nôn, trong trường hợp tỳ vị
hư hàn, chân tay lạnh, đau bụng đi ngoài. Can khương tồn tính có tác dụng ấm vị, chỉ
huyết trong các trường hợp xuất huyết do hư hàn.
2.11 NGHỆ
Tên khoa học: Curcuma longa L., Họ Gừng
(Zigiberaceae).
Đặc điểm thực vật.
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,5-1m, thân
rễ phân nhiều nhánh, màu vàng, mùi hắc. Lá to,
hình dải, mọc so le, mép lá nguyên, cuống lá có bẹ.
Hoa tự bông, mọc ở kẽ lá, màu vàng, có lá bắc màu
lục hoặc pha hồng ở đầu. Quả nang hình cầu có 3 ô
mở bằng van.