Page 193 - Dược liệu
P. 193
Cây cao 6 - 10m. Cành mọc thẳng tạo cho
cây dạng thon gọn và tán lá hẹp. Lá mọc so le
nhưng thường mọc sít tạo thành các vòng giả, từ
4 - 6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu dục mép
nguyên có lượn sóng hoặc không. Hoa có thể có
nhiều màu: Trắng, trắng hồng, hồng, tím hồng.
Quả đại, thường có 8 đại dính vào 1 trục và toả
tròn thành hình sao. Trong mỗi đại có chứa 1 hạt
màu nâu bóng.
Cây Hồi được trồng nhiều ở Lạng Sơn,
Cao Bằng, Quảng Ninh, Thái Nguyên.
Bộ phận dùng:
Quả (Fructus Anisi stellati)
Tinh dầu (Oleum Anisi stellati).
Hình 5.15. Đại hồi
Illicium verum Hook.f
Thành phần hoá học.
Quả có chứa tinh dầu 8-9%. DĐVN IV qui định hàm lượng tinh dầu không dưới
5%.
Tinh dầu quả hồi, là chất lỏng không màu vàng nhạt, mùi đặc biệt, vị ngọt, kết
tinh khi để lạnh.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu quả là trans - anethol (85 - 90%). Tinh dầu quả
hồi Lạng Sơn luôn đạt hàm lượng anethol trên 90%.
Lá có chứa tinh dầu 0,56-1,73%. Tinh dầu lá có chứa lượng anethol xấp xỉ tinh
dầu quả 85-90%.
Hạt chứa chất béo.
Công dụng.
Quả hồi có tác dụng giúp tiêu hoá, lợi sữa, giảm đau, giảm co bóp nhu động ruột,
dùng để chữa ỉa chảy, nôn mửa, ăn không tiêu, bụng đầy.
Tính vị trong Đông y: Vị cay, ôn, tác dụng vào kinh can, thận, tỳ, vị, có tác dụng
ôn trung khứ hàn. Dạng dùng: bột, rượu thuốc.
Dùng ngoài hồi có tác dụng chữa đau nhức, thấp khớp, bong gân.
Tinh dầu hồi có tác dụng tương tự như dược liệu, thường được phối hợp trong
nhiều thuốc khác.
Ngoài ra tinh dầu còn dùng để tổng hợp các hormon oestrogen
(diethylstilbestrol, diethylstilbestrol propionat).
Quả hồi và tinh dầu hồi được được dùng làm gia vị và hương liệu cho rất nhiều
sản phẩm trong kỹ nghệ thực phẩm: rượu mùi, kẹo... kỹ nghệ sản xuất xà phòng, kem
đánh răng, thuốc lá…
2.16 QUẾ VIỆT NAM
Tên khoa học: Cinnamomum cassia Nees et Bl. Họ Long não (Lauraceae)
Đặc điểm thực vật và phân bố