Page 188 - Dược liệu
P. 188
Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai - mũi - họng - bệnh viên Bạch Mai sử
dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn
đường hô hấp.
Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các
loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java
(Cymbopogon winterianus).
Hình 5.9. Bạch đàn liễu
Eucalytus exserta F.V.Muell
DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ CÁC
SESQUITERPEN
2.10 GỪNG
Tên khoa học: Zingiber officinale Rosc., Họ Gừng
(Zingiberaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6 - 1m. Lá mọc
so le không cuống, hình mác dài, có mùi thơm. Trục
hoa xuất phát từ gốc, dài khoảng 20 cm. Hoa màu
vàng. Thân rễ mập, phồng lên thành củ.
Gừng được trồng ở Việt Nam và ở nhiều nước
trên thế giới.
Bộ phận dùng
Thân rễ (Rhizoma Zingiberis officinale) có 2
loại: Gừng tươi (Sinh khương) và Gừng khô (Can
khương); Hình 5.10. Gừng
Tinh dầu gừng (Oleum Zingiberis); Zingiber officinale Rosc.
Nhựa dầu gừng.
Thành phần hoá học.
Gừng chứa tinh dầu (2-3%), nhựa dầu (4,2 - 6,5%), chất béo (3%) và chất cay:
Zingerol, zingeron, shagaol v.v...
Tinh dầu gừng là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt.
Tinh dầu gừng có mùi đặc trưng của gừng nhưng không chứa các chất cay.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu là hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: zingiberen,
ar-curcumen, farnesen; ngoài ra còn có chứa một lượng nhỏ các hợp chất alcol
monoterpenic: geraniol, linalol, borneol...