Page 194 - Dược liệu
P. 194

Cây gỗ, cao 10 - 20m, vỏ thân nhẵn. Lá
                  mọc so le có cuống ngắn,  dài nhọn hoặc hơi tù,
                  có 3 gân hình cung. Hoa trắng, mọc thành chùm
                  xim ở kẽ lá hay đầu cành. Qủa hạch hình trứng,
                  khi chín có màu tím nhẵn bóng. Toàn cây có
                  mùi thơm của quế.
                         Cây Quế được trồng   ở nhiều nơi trên
                  nước ta như : Thanh Hoá, Nghệ An, Yên bái,
                  Quảng Nam


                  Bộ phận dùng
                        Vỏ   quế   (Quế   nhục-Cortex  Cinnamomi):
                  Vỏ quế cuộn tròn thành hình ống, mặt ngoài
                  màu nâu xám, mặt trong nâu đỏ đến nâu xẫm,
                  dễ bẻ gẫy, mặt bẻ màu nâu đỏ ít có sợi. Mùi
                  thơm, vị cay ngọt.
                        Cành nhỏ: Quế chi (Ramulus Cinnamomi).                     Hình 5.16. Quế

                        Tinh dầu quế - Oleum Cinnamomi Cassiae            Cinnamomum cassia Nees et Bl



                  Thành phần hoá học.
                        Quế   nhục:   Tinh   dầu   1-3%,   có   thể   đạt   đến   6%.   Các   hợp   chất   diterpenoid
                  (cinnacassiol), phenylglycosid, chất nhày, các hợp chất flavonoid, tanin và coumarin.
                        Tinh dầu quế là chất lỏng không màu đến màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt sau
                  nóng cay. Thành phần chính của tinh dầu vỏ quế là  aldehyd cinnamic (70 - 95%).
                  DĐVN IV qui định không dưới 85%. Ngoài ra còn có cinnamylacetat - chất làm giảm
                  giá trị tinh dầu quế, cinamylalcol và coumarin.
                        Lá: Tinh dầu: 0,14 - 1,04%. Thành phần: Banzaldehyd, bazylacetat, aldehyd
                  cinnamic, cinnamylacetat và coumarin.
                  Tác dụng và công dụng.
                        Quế là vị dược liệu quí dùng cả trong Tây y và Đông y. Quế có tác dụng kích
                  thích tiêu hoá, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột
                  và co bóp tử cung. Theo những nghiên cứu mới, quế còn có tác dụng chống khối u,
                  chống xơ vữa động mạch vành, chống oxy hoá. Trong Tây y dùng dưới dạng cồn
                  thuốc, rượu thuốc, rượu mùi.
                        Quế còn sử dụng rất nhiều để làm gia vị. Một mặt do mùi vị quế kích thích ăn
                  ngon, kích thích tiêu hoá, mặt khác còn do quế có tác dụng ức chế sự phát triển của
                  nấm, bảo vệ thức ăn khỏi thiu thối.
                        Đông y xếp quế vào vị thuốc bổ. Tính vị: Ngọt cay, đại nhiệt. Tác dụng vào cả 5
                  kinh: Tâm, phế, thận, can, tỳ. Có tác dụng bổ mệnh môn hoả, thông huyết mạch trừ
                  hàn tích. Dùng để hồi dương cứu nghịch, mệnh môn hỏa suy, tạng phủ lạnh, tiêu hoá
                  kém, đau đầy bụng.
                        Trong Đông y còn dùng quế chi để chữa cảm lạnh không ra mồ hôi, tê thấp, chân
                  tay đau buốt.
                        Tinh dầu quế có tác dụng sát khuẩn, kích thích tiêu hoá, kích thích hệ thống thần
                  kinh làm dễ thở và tuần hoàn lưu thông, kích thích nhu động ruột, được dùng phối hợp
                  với các vị thuốc khác dưới dạng rượu thuốc, cồn ngọt và dạng dầu cao xoa.
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199