Page 186 - Dược liệu
P. 186
Tràm mọc nhiều ở vùng đồi núi và đầm lầy ở: Quảng Bình, Đồng Tháp, Hậu
Giang, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải…
Bộ phận dùng
Cành mang lá (Ramulus cum folio
Melaleucae); Hình 5.8. Tràm
Tinh dầu (Oleum Cajeputi). Melaleuca cajuputi Powell
Thành phần hoá học.
Lá có chứa tinh dầu. DĐVN IV qui định hàm lượng
tinh dầu không dưới 1% (tính trên nguyên liệu khô tuyệt
đối).
Tinh dầu tràm, Oleum Cajeputi, tên thương phẩm
Cajeput oil, là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi dễ chịu.
Thành phần chính là cineol. Ngoài ra trong tinh dầu
còn có chứa một hàm lượng đáng kể linalol (2 - 5%) và
terpineol (6 - 11%).
Có thể làm giàu cineol bằng các phương pháp: Cất phân đoạn, kết tinh ở nhiệt độ
thấp và phương pháp hoá học.
Tác dụng- Công dụng.
Lá tràm (ngọn mang lá) được dùng trong phạm vi nhân dân để chữa cảm phong
hàn, tiêu hoá kém, ho có đờm.
Tinh dầu tràm và cineol có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, kích thích trung
tâm hô hấp, chữa viêm nhiễm đường hô hấp. Có khoảng hơn 200 chế phẩm có cineol.
Tinh dầu tràm còn có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương, chữa bỏng, làm
chóng lành da. Từ nước ót tinh dầu khi đã loại cineol đã chiết xuất được linalol và
terpineol. Terpineol có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
2.9 BẠCH ĐÀN
Tên khoa học: Eucalyptus sp., Họ Sim (Myrtaceae).
Chi Eucalyptus là một chi lớn với khoảng 700 loài khác nhau, được trồng chủ
yếu để khai thác gỗ. Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến
3 nhóm chính:
1. Nhóm giàu cineol (hàm lượng > 55%): Đại diện cho nhóm này là Eucalyptus
globulus Lab. Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineol khá cao, có thể đến 80 - 85%.
2. Nhóm giàu citronelal: Đại diện là E. citriodora Hook.f. với hàm lượng
citronelal trên 70%
3. Nhóm giàu piperiton: Đại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42-
48%.