Page 187 - Dược liệu
P. 187

Ở Việt Nam, đã di thực nhiều loại bạch đàn trong đó có 3 loài:
                        1. E. camaldulensis - gọi là bạch đàn trắng.
                        2. E. exserta - bạch đàn liễu.
                        E. citriodora - bạch đàn chanh.


                                               BẠCH ĐÀN GIÀU CINEOL

                  Tên khoa học : Bạch đàn trắng: Eucalytus camaldulensis Dehnhardt
                                            Bạch đàn liễu: Eucalytus exserta F.V.Muell
                  Đặc điểm thực vật và phân bố
                        Cây gỗ, cao 20 - 25m, vỏ mềm bong thành mảng. Lá non hình  trứng, không
                  cuống, mọc đối ở những đôi lá đầu. Lá già mọc so le, cong lưỡi liềm. Bạch đàn liễu có
                  lá hẹp và dài. Hoa mọc ở kẽ lá. Quả nang hình chén hoặc hình trứng trong có chứa
                  nhiều hạt nhỏ màu nâu.
                        Bạch đàn được trồng nhiều ở vùng núi và trung du nước ta
                  Bộ phận dùng
                         Lá (Folium Eucalypti)
                         Tinh dầu (Oleum Eucalypti): Eucalyptol (cineol).
                  Thành phần hoá học
                        Lá có tinh dầu: 1,3 - 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 - 2,60% (E.exserta). Hàm
                  lượng tinh dầu DĐVN IV qui định không dưới 1,2%.
                        Thành phần chính là cineol. Loài E. camalduleusis có thể đạt 60 - 70%. Loài E.
                  exserta thấp hơn 30 - 50%. DĐVN IV qui đinh hàm lượng cineol không dưới 60%.
                        Cũng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế
                  và làm giàu cineol.
                  Công dụng
                        Lá: Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn
                  xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng:
                  Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xirô, cồn lá bạch
                  đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô
                  hấp, ho, hen, v.v...
                        Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay bạch đàn ở Việt
                  Nam chưa được khai thác ở qui mô công nghiệp như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu
                  thăm dò và đề xuất.





                  BẠCH ĐÀN GIÀU CITRONELAL

                  Tên khoa học: Bạch đàn chanh:  Eucalyptus citriodora Hook.f.
                        Đặc điểm dễ phân biệt với các loài bạch đàn khác là lá có mùi chanh,  rất thơm.
                  Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 - 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là
                  citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%).
                        Bạch đàn chanh được trông nhiều ở Trung Quốc, Brazin, Ấn Đô và một số nước
                  khác.
                        Ở Việt Nam, bạch đàn chanh được trồng ở các tỉnh phía Nam, nhưng chưa được
                  khai thác nhiều.
   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192