Page 184 - Dược liệu
P. 184

2. Cây long não Cineol - tinh dầu lá có chứa 76% cineol
                        3. Cây long não Sesquiterpen - tinh dầu lá có chức 40-60% nerolidol.
                        4. Cây long não Safrol - tinh dầu lá có chứa 80% safrol.
                        5. Cây long não Eucamphor - thành phần chủ yếu của tinh dầu
                  lá là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic.
                  Tác dụng  - Công dụng.
                        Gỗ và lá long não được dùng để cất tinh dầu cung cấp camphor thiên nhiên (D -
                  camphor).
                        Camphor có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, kích thích tim và hệ thống
                  hô hấp, dùng làm thuốc hồi sức cho tim trong trường hợp cấp cứu. Ngoài ra còn dùng
                  làm thuốc sát khuẩn đường hô hấp. Dùng ngoài xoa bóp chữa vết sưng đau, gây sung
                  huyết. Tinh dầu long não được dùng để chế dầu cao xoa bóp.
                        Cây long não còn làm cây bóng mát, có tán rộng, lá xanh tốt quanh năm, ngoài ra
                  lá có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng (như chì) làm sạch môi trường. Lá cây
                  long não có thể khai thác quanh năm là nguồn nguyên liệu giàu camphor, linalol và
                  cineol.
                                                        2.7 SA NHÂN
                  Tên   khoa   học:  Amomum   sp.,   Họ   Gừng
                  (Zingiberaceae).
                        Các loài sau đây cho vị dược liệu sa nhân
                  dùng trong ngành Dược:
                        + Amomum ovoideum Pierre
                        +  Amomum villosum  Lour., var. xanthioides
                  (Wall.) T.L Wu ex Senjen Chen
                        + Amomum longiligulare T.L.Wu
                        + Amomum thyrsoideum Gagnep.

                  Đặc điểm thực vật và phân bố
                        Cây thảo, trông hơi giống cây riềng nhưng
                  thân rễ không thành củ, mà mọc bò ngang, chằng
                  chịt như mạng lưới. Lá xanh, nhẵn bóng, có bẹ,
                  không cuống, mọc so le. Ở mép giữa bẹ lá và phiến                                       lá
                  có một lưỡi lá nhỏ  dài 0,2 - 0,5cm, riêng loài A.
                  longiligulare  thì dài hơn (3 - 5cm). Hoa màu                     Hình 5.7.Sa nhân
                  trắng, mọc thành chùm ở sát gốc. Quả nang, 3 ô,            Amomum ovoideum Pierre
                  có   gai   mềm,   khi   chín   có   màu   nâu   hồng   (A.
                  ovoideum) hoặc màu xanh lục (A. villosum).
                        Hạt màu nâu sẫm, hình khối đa diện có mùi thơm của camphor.Mùa ra hoa tháng
                  5 - 6. Mùa quả chín tháng 7 - 8.
                        Mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Sơn La, Phú Thọ, Bắc
                  Cạn, các tỉnh miền trung như Quảng Nam, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm
                  Đồng. Cây sa nhân thường ưa mọc dưới tầng cây râm mát, dọc theo bờ suối.
                  Bộ phận dùng
                        Quả gần chín, được bóc vỏ và phơi khô (Fructus Amomi);
                         Tinh dầu (Oleum Amomi)
                         Quả sa nhân là một khối hạt hình bầu dục hay hình trứng, màu nâu nhạt hay nâu
                  sẫm có 3 vách ngăn, mỗi ngăn chứa 7 - 16 hạt. Hạt có áo mỏng trắng mờ. Hạt cứng,
                  nâu sẫm, hình khối đa diện, nhăn nheo. Mùi thơm, vị cay.
   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189