Page 183 - Dược liệu
P. 183
Tinh dầu thông chứa các hydrocarbon monoterpenic. Tuỳ theo từng loại, thành
phần có thể thay đổi. Tinh dầu thông Việt Nam có chứa 63 - 83% pinen, ngoài ra còn
3
có ∆ - caren.
Tùng hương chứa 65% acid resinic gồm các acid dextro- và levopimaric.
Tác dụng - Công dụng.
Nhựa thông sau khi tinh chế là vị thuốc long đờm, điều hoà bài tiết ở phổi và
thuốc sát khuẩn đường tiết niệu, dùng chế cao dán.
Tinh dầu thông trong y học dùng làm thuốc tan sưng, gây sung huyết da, là thuốc
trị ngộ độc phosphat, là nguyên liệu bán tổng hợp camphor, terpin, terpineol.
Trong công nghiệp tinh dầu thông được dùng chế verni, sơn, sáp, phục hồi cao
su.
Tùng hương dùng trong kỹ nghệ sơn, verni, keo dán, mực in, xà phòng, hồ giấy,
hồ vải.
Ngoài ra thông còn trồng để khai thác gỗ.
2.6 LONG NÃO
Tên khoa học: Cinnamomum camphora (L.)
Nees et Eberm., Họ Long não (Lauraceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây gỗ, cao đến 15m, vỏ thân dày nứt
nẻ. Tán lá rộng. Lá mọc so le có cuống dài, ở
kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 2 tuyến nhỏ.
Hoa nhỏ màu vàng lục mọc thành chùm ở kẽ
lá. Quả mọng khi chín có màu đen.
Long não được trồng ở nhiều nơi trên
nước ta
Bộ phận dùng
Gỗ và lá dùng để cất tinh dầu. Ở Nhật Hình 5.6. Long não
Bản và Đài Loan người ta cất tinh dầu từ gỗ. Ở Cinnamomum camphora (L.)
Ấn Độ lại khai thác từ lá; Camphor và các thành Nees et Eberm.
phần khác.
Thành phần hoá học.
Tinh dầu: Gỗ của cây long não trưởng thành có chứa 4,4%
tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là camphor (64,1%),
ngoài ra còn có cineol, terpineol, safrol, nerolidol. Hàm lượng
tinh dầu trong gỗ giảm dần từ gốc lên ngọn.
Lá có chứa 1,3% tinh dầu, trong đó camphor chiếm 81,5%,
ngoài ra cineol (4,9%). Trong công nghiệp khi cất long não,
thường thu được phần đặc (long não) và phần lỏng (tinh dầu long
não). DĐVN IV qui đinh hàm lượng camphor trong tinh dầu long
não không dưới 35%. Camphor
Dựa vào thành phần hoá học tinh dầu của lá, người ta đã phân chia ra 5 týp long
não khác nhau:
1. Cây long não Linalol - tinh dầu lá có chứa 80% linalol.