Page 182 - Dược liệu
P. 182

Bộ phận dùng
                         Thân, cành có mang lá và hoa (Herba Menthae)
                         Tinh dầu bạc hà: Là chất lỏng không màu
                  hoặc màu vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt, vị cay mát             Hình 5.5. Bạc hà Âu






























































                         Menthol tinh thể.                                      Mentha piperita L.
                  Thành phần hoá học.
                        Tinh dầu: 1 - 3% (tính trên dược liệu khô tuyệt đối). Thành phần hoá học chính
                  của tinh dầu: 40 - 60% menthol toàn phần; 8 - 10% menthon; lượng nhỏ menthofuran
                  (1 - 2%).
                        Ngoài ra còn có flavonoid
                  Công dụng.
                        Bạc hà Âu được ghi trong nhiều Dược điển các nước thuộc châu Âu. Dược liệu là
                  cành mang hoa còn tươi hoặc lá khô, có tác dụng kích thích tiêu hoá, chống co thắt, tác
                  dụng này là do tinh dầu. Flavonoid có tác dụng lợi mật. Dạng dùng: thuốc hãm 5%,
                  thuốc sắc hoặc nước cất Bạc hà.
                        Tinh dầu Bạc hà Âu (Oleum Menthae piperitae) có mùi thơm dịu, rất được ưa
                  chuộng. Một số tác giả cho rằng là do Bạc hà Âu có chứa menthofuran. Tinh dầu được
                  dùng như là chất thơm trong kỹ nghệ Dược phẩm, kỹ nghệ sản xuất rượu và bánh kẹo.
                  Tinh dầu bạc hà Âu không dùng để chiết xuất menthol.
                                                         2.5 THÔNG
                  Tên khoa học: Pinus sp., Họ thông (Pinaceae).Tinh dầu thông được cất từ nhựa.
                  Đặc điểm thực vật và phân bố.
                        Cây cao, thân thẳng đứng, vỏ xù xì và nứt nẻ. Lá hình kim. Hoa là  những khối
                  hình nón, hoá gỗ dày, không cuống. Hạt có cánh.
                        Ở Việt Nam những loài được trồng để lấy nhựa là:
                        Thông nhựa, hay thông hai lá (Pinus merkusiana  Cooling et Gaussen): Mọc
                  thành rừng tự nhiên và rừng trồng ở cả 2 miền Bắc và Nam: Thái Nguyên, Bắc Giang,
                  Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên, Gia Lai, Kon Tum, Lâm
                  Đồng.
                        Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamk.): Được trồng nhiều ở các tỉnh phía
                  Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nghệ
                  An.
                        Thông ba lá (Pinus khasaya Royle): Tập trung nhiều ở Lâm Đồng và một số tỉnh
                  miền núi phía Bắc.
                  Bộ phận dùng
                         Nhựa thông (Terebenthine): Trạng thái nửa lỏng, vị đắng hắc và buồn nôn, mùi
                  hăng, có tỷ trọng nặng hơn nước.
                         Tinh dầu Thông (Oleum Terebenthinae), tên thương phẩm là Turpentine oil, là
                  chất lỏng không màu, mùi đặc biệt.
                         Colophan: Là cắn còn lại khi cất
                  tinh dầu, còn được gọi là tùng hương.
                   Thành phần hoá học.
                        Nhựa thông có chứa: 19 - 24%
                  tinh dầu, 73 - 74% colophan.
   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187