Page 180 - Dược liệu
P. 180
Hiện nay sả Java được trồng nhiều ở Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin,
Guatemala, Haiti, Honduras và Ghana.
Ở Việt Nam, Sả Java được nhập vào trồng ở các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên
(Tuyên Quang), Đồng Giao (Ninh Bình), Thạch Hà (Hà Tĩnh). Từ sau năm 1975, Sả
Java còn được trồng nhiều ở một số địa phương thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam
Bộ.
Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất, chủ yếu là lá để cất tinh dầu
Tinh dầu.
Thành phần hoá học.
Hàm lượng tinh dầu: trong lá tươi thay đổi theo mùa vụ và và chế độ chăm sóc.
Thành phần hoá học của tinh dầu: chính là citronelal (25 - 54%), geranilol (26 -
45%), các alcol khác như citronelol và este của chúng. Hàm lượng geraniol toàn phần
là 85 - 96 %.
Geranilol
Tinh dầu sả Java là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm của sả.
Tác dụng - Công dụng.
Tinh dầu sả Java (C. witerianus) tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường thế giới. Các
nước tiêu thụ nhiều nhất là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. Tinh dầu này dùng chủ
yếu trong kỹ nghệ hương liệu: Pha chế nước hoa, kỹ nghệ xà phòng v.v... Chất có giá
trị ở đây là citronelal, được chuyển thành các sản phẩm khác, đặc biệt là
hydroxycitronelal, là chất điều hương quan trọng, làm cho nước hoa có mùi hoa tự
nhiên (mùi hoa hồng hoặc hoa muguet).
2.3 BẠC HÀ Á
Tên khoa học: Mentha arvensis L., Họ Hoa môi
(Lamiaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo, cao khoảng 0,20 - 0,70m. Thân
vuông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, hình trái xoan
có khía răng cưa. Cụm hoa mọc vòng xung quanh
kẽ lá. Hoa nhỏ, đài hình chuông, tràng hình ống.
Bạc hà Á ở Việt Nam có 2 nguồn gốc: