Page 179 - Dược liệu
P. 179
ngày càng sử dụng các hương liệu tự nhiên, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu phát hiện
nguồn tài nguyên tinh dầu nhằm thoả mãn yêu cầu của lĩnh vực này.
2. Các dược liệu chứa tinh dầu
DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ CÁC
MONOTERPEN
2.1 SẢ CHANH
Tên khoa học: Cymbopogon citratus Stapf., Họ Lúa (Poaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo sống nhiều năm, thân rễ
sinh nhiều chồi bên tạo thành bụi xoè đều
ra xung quanh, mỗi bụi có thể gồm 50 –
200 tép. Cây cao 1 – 2m, bẹ lá và chồi
thân thường có màu tía đến trắng xanh.
Phiến lá thuôn dài, kích thước 50 – 100 x
0,5 – 2 cm. Cụm hoa to dài đến 60 cm, có
4 – 9 đôt, gồm nhiều bông nhỏ.
Sả Chanh được trồng nhiều ở các
nước Nam Mỹ, Việt Nam và các nước
Đông Nam Á.
Bộ phận dùng
Lá : để cất tinh dầu Hình 5.3. Sả chanh
Tinh dầu Cymbopogon citratus Stapf.
Thành phần hoá học.
Hàm lượng tinh dầu: 0,46 –
0,55%. Thành phần hoá học chính
của tinh dầu là citral (bao gồm
citral a và citral b) 65 - 86%.
Tinh dầu sả Chanh là chất
lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm
của sả.
Một điểm đặc trưng cho tất
cả các loài sả là trong tinh dầu có
chứa methytheptenon với hàm
lượng 1 - 2% làm cho tinh dầu sả
có mùi rất đặc trưng của sả.
Tác dụng - Công dụng.
Tinh dầu sả chanh dùng chủ yếu để chiết xuất citral, là nguyên liệu để tổng hợp
vitamin A, một lượng nhỏ dùng trong kỹ nghệ xà phòng, nước hoa, chất thơm cho thực
phẩm.
2.2 SẢ JAVA
Tên khoa học: Cymbopogon winterianus Jawitt, Họ Lúa (Poaceae).
Nguồn gốc và phân bố.
Sả Java còn có tên sả xoè, sả đỏ, nguồn gốc có thể là ở Nam Ấn độ và Sri Lanka,
đã được nhập vào Indonesia và trồng ở Java trên diện tích lớn từ cuối thế kỷ XIX.