Page 162 - Dược liệu
P. 162
+ Cinchona officinalis L. (canhkina xám)
+ Cinchona ledgeriana Moens (canhkina lá thon)
Họ Cà phê (Rubiaceae)
Canhkina đỏ được dùng phổ biến hơn.
Đặc điểm thực vật
Các loài Canhkina đều có những đặc điểm chung về mặt hình thái thực vật như:
Cây gỗ cao 10 - 25 m, có cây cao tới 30 m. Lá mọc đối, có cuống với hai lá kèm
thường rụng sớm. Phiến lá nguyên hình trứng hay hình mác, có gân lá hình lông
chim. Trong một số loài như Cinchona officinalis ở góc gân chính và gân phụ có các
túi nhỏ mang lông. Lá có màu xanh lục hoặc đỏ nhạt.
Hoa màu hồng hoặc vàng tuỳ theo loài, mọc thành chùm xim ở đầu cành, hoa
đều, lưỡng tính có 5 lá đài, 5 cánh hoa hàn liền có lông, 5 nhị đính trên ống tràng,
bầu dưới có 2 ngăn chứa nhiều noãn. Quả nang thuôn dài cắt vách mở từ dưới lên
trên, có nhiều hạt nhỏ, dẹt, có cánh mỏng. Mùa hoa: tháng 2 - 4; mùa quả: tháng 5 -
10.
Canhkina được trồng ở nhiều nước khí hậu nhiệt đới, đặc biệt ở Giava
(Indonesia), Mexico, Guatemala, Ấn Độ, Việt Nam và vài nước châu Phi như Congo,
Guinea, Cameroon.
Bộ phận dùng và chế biến
Vỏ thân, vỏ cành và vỏ rễ phơi sấy khô (Cortex Cinchonae)
Người ta thường chờ cho cây lớn (8 - 10 tuổi) mới thu hái vỏ vì khối lượng vỏ
nhiều và vỏ dày dễ bóc. Phương pháp khai thác vỏ như sau:
Chặt phần trên mặt đất để bóc vỏ thân và vỏ cành, gốc cây còn lại sẽ cho cây
con không cần phải trồng.
Sau khi chặt cây, người ta khía dọc và ngang vỏ rồi dùng dao nâng từng mảnh
vỏ lên, có khi bóc được những mảnh vỏ dài tới 1 m, rộng 8 - 15 cm, vỏ tươi chứa
khoảng 50 - 75% nước, vỏ đó được làm khô dần dưới ánh sáng mặt trời, rồi đem sấy
o
ở nhiệt độ không quá 70 C, vì sấy ở nhiệt độ cao hàm lượng alcaloid trong vỏ sẽ bị
giảm.
Thành phần hoá học
Vỏ canhkina có hàm lượng alcaloid cao (4 - 12%). Đã phân lập được khoảng 30
alcaloid khác nhau, chia làm hai nhóm:
- Nhóm cinchonin: Gồm nhiều alcaloid trong đó alcaloid chính là L - quinin (5 -
7%), D - quinidin (0,1 - 0,3%), D - cinchonin (0,2 - 0,4%), L- cinchonidin (0,2 -
0,4%) và những alcaloid có lượng nhỏ khác như epiquinin, epiquinidin, cuprein...
- Nhóm cinchonamin (alcaloid có nhân indol): Có các alcaloid phụ như:
cinchonamin, cinchophyllin, quinamin.
CH = CH 2
HO 8 H
9 N
H H
R
N Quinidin:R = - OCH 3
Cinchonin: R = - H