Page 164 - Dược liệu
P. 164

chứa 0,25 g và 0,50 g, ống tiêm 5 ml chứa 0,05 g (Quinoserum).

                  - Quinidin dùng chữa bệnh loạn nhịp tim và các rối loạn chức năng tim dễ kích thích
                  như: đánh trống ngực, ngoại tâm thu, lo sợ. Dạng dùng: Viên nén 250 mg quinidin
                  bisulfat. Mỗi ngày 2 lần x 2 viên.




                                     2.18 Ô ĐẦU


                         Dược liệu là rễ củ chính đã phơi hay sấy
                  khô của cây Ô đầu (Aconitum fortunei  Hemsl.,
                  hoặc  Aconitum   carmichaeli  Debx.)   họ   Hoàng
                  liên (Ranunculaceae)


                  Đặc điểm thực vật
                        Cây ô đầu thuộc loại cỏ, mọc hàng năm,
                  cao chừng 0,6 - 1 m, rễ phát triển thành củ có
                  hình nón, thân mọc thẳng đứng có ít cành. Lá
                  mọc so le, hình dáng
                        Hoa lưỡng tính, không đều, hoa có màu
                  xanh lơ thẫm hay xanh tím mọc thành chùm ở
                  ngọn thân. Có 5 lá đài, trong đó có một cái khum
                  thành hình mũ. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vẩy.
                                                                                    Hình 4.15.  Ô đầu
                        Ô đầu Việt Nam mọc hoang và trồng ở các                Aconitum fortunei Hemsl.

                        vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai (Sapa).


                  Bộ phận dùng  và chế biến

                         Rễ củ (Radix Aconiti): Củ mẹ (ô đầu), Củ con
                  (phụ tử)
                        Thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10, trước khi hoa nở, đào lấy rễ,  cắt bỏ rễ con,
                  rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.


                  Chế biến : Tuỳ theo cách chế biến phụ tử mà có các vị khác nhau:
                        1. Sinh phụ tử còn gọi là diêm phụ (phụ tử muối): Chọn củ to, rửa sạch, cho vào
                  vại, thêm magnesi clorid, muối ăn và nước (cứ 100 kg phụ tử dùng 40 kg magnesi
                  clorid, 30 kg muối, 60 lít nước), ngâm 10 ngày lấy ra phơi khô, rồi lại cho vào vại
                  ngâm; cứ ngày phơi, tối ngâm nước bao giờ cũng xâm xấp củ. Thỉnh thoảng thêm
                  magnesi clorid, muối, nước để đảm bảo nồng độ ban đầu. Cuối cùng vớt ra phơi nắng
                  để muối thấm vào tới giữa củ, mặt ngoài thấy muối kết tinh trắng là được.
                        2. Hắc phụ tử (hắc phụ): Lấy củ trung bình rửa sạch, cho vào vại thêm magnesi
                  clorid và nước (10 kg phụ tử dùng 40 kg magnesi clorid, 20 lít nước). Ngâm vài
                  ngày; sau đun sôi 2 - 3 phút, lấy ra rửa sạch, để cả vỏ, thái thành miếng mỏng 5 mm.
                  Ngâm magnesi clorid và nước lần nữa. Cuối cùng thêm đường đỏ và dầu hạt cải để
                  tẩm, sao cho đến khi có màu sẫm như nước chè đặc. Sau đó rửa nước đến hết vị cay
                  tê, đem phơi hoặc sấy khô.

                        3. Bạch phụ tử (bạch phụ): Lấy củ nhỏ rửa sạch cho vào vại ngâm với magnesi
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169