Page 165 - Dược liệu
P. 165
clorid và nước vài ngày. Sau đun đến khi chín tới giữa củ, lấy ra bóc vỏ đen bỏ đi,
thái miếng nhỏ chừng 3 mm, rửa hết vị cay tê, hấp chín, phơi khô.
Thành phần hoá học
Hoạt chất trong ô đầu, phụ tử là alcaloid. Hàm lượng alcaloid thay đổi tuỳ theo
loài và thời kỳ thu hái.
- Ô đầu Việt Nam (Acouitum fortunei Hemls) đối với cây trồng ở Sapa (Lào Cai),
alcaloid toàn phần ở củ mẹ: 0,36 - 0,80%, củ con: 0,78 - 1,17%. Cây trồng ở Hà
Giang, có alcaloid toàn phần ở củ con là 0,63%.
- Các alcaloid chính là: aconitin, hypaconitin
Tên R 1 R 2
Aconitin C 2H 5 OH
Hypaconitin CH 3 H
OH
OCH 3
CH 3 O H
OCOC 6 H 5
H
R 1 N OH
R 2 OCOCH 3
H
OCH 3
CH 3 O
Aconitin dễ bị thuỷ phân thành acid acetic và benzoylaconin. Độ độc của
benzoylaconin chỉ bằng 1/400 - 1/500 aconitin. Thuỷ phân tiếp benzoylaconin sẽ giải
phóng ra một phân tử acid benzoic và chuyển thành aconin. Độ độc của aconin giảm
đi chỉ còn khoảng 1/10 benzoylaconin.
Aconitin là chất độc nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất, hàm lượng dao
động khoảng 13 - 90% alcaloid toàn phần. Bị thủy phân, dễ dàng biến đổi aconitin
thành những chất ít độc hơn khiến người ta phải quan tâm đến việc chế biến và thời
gian bảo quản cũng như định lượng riêng aconitin trong chế phẩm.
Ngoài alcaloid, trong ô đầu và phụ tử còn có acid hữu cơ (acid aconitic, citric,
malic...), tinh bột, chất đường, muối vô cơ...
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn DĐVN IV (tr. 857)
Tác dụng
Aconitin kích thích rồi làm tê liệt đối với thần kinh cảm giác. Nếu người ta bôi
aconitin lên da thì sẽ thấy đau rát, một lúc sau tê hoàn toàn. Aconitin cũng kích thích