Page 160 - Dược liệu
P. 160

họng, lở loét ngoài da, chữa vết thương chóng lên da non.

                                                 2.16 MỘC HOA TRẮNG


                        Dược liệu là vỏ cây đã phơi hoặc sấy khô của cây Mộc hoa trắng [(Holarrhena
                  antidysenterica  (Roxb.  ex  Flem.),     =
                  Holarrhena pubescens  (Buch. - Ham.)
                  Wall.   ex   G.   Don],   họ   Trúc   đào
                  (Apocynaceae).

                        Cây Mộc hoa trắng còn gọi là
                  Thừng mực lá to, cây Mực hoa trắng.

                  Đặc điểm thực vật và phân bố

                        Cây gỗ cao chừng 3 - 12 m. Cành
                  non nhẵn hoặc mang lông màu nâu đỏ,
                  trên mặt có nhiều bì khổng trắng, rõ. Lá
                  mọc đối gần như không cuống, nguyên
                  hình bầu dục đầu tù hoặc hơi thuôn, gốc
                  tròn hay hơi thuôn, mặt lá bóng, màu
                  xanh   lục   nhạt.   Hoa   màu   trắng,   mọc
                  thành ngù xim ở kẽ lá hoặc ở đầu cành.
                  Quả đại, mọc từng đôi thành cung trông
                  như sừng trâu. Nhiều hạt, màu nâu nhạt,
                  đáy tròn, đầu hơi hẹp, lõm một mặt, trên
                  mặt có đường màu trắng nhạt, chùm                     Hình 4.14. Mộc hoa trắng
                                                                      Holarrhena antidysenterica
                  lông của hạt màu hơi hung hung. Toàn
                  cây có nhựa mủ trắng.
                        Cây mọc hoang phổ biến ở các tỉnh miền núi và trung du như Bắc Giang, Yên
                  Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương, Hoà Bình, Gia Lai, Kon Tum, Bình Dương,
                  Tây Ninh, Đồng Nai... nhưng có nhiều nhất ở Đắc Lắc và Nghệ An.

                        Cây còn mọc ở Ấn Độ, Myanma, Thái
                  Lan, Malaysia.

                  Bộ phận dùng
                     - Vỏ  thân  cây  (Cortex  Holarrhenae)  đã
                        cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô, thu hái vào mùa khô.

                     - Hạt.

                  Thành phần hoá học

                        Vỏ thân chứa 9,5% gôm, 6,2% chất nhựa, 1,14% tanin và nhiều alcaloid.

                         Hàm lượng alcaloid thay đổi tuỳ theo sự phát triển của cây, cao nhất vào lúc
                  cây 8 - 12 tuổi. Hàm lượng alcaloid toàn phần: 0,22 - 4,2% trong vỏ.

                        Conessin   là   alcaloid   chính   và   nhiều   alcaloid   phụ   khác   như:   conessimin
                  (C 23H 28N 2), isoconessimin (C 23H 38N 2), holarimin (C 21H 34N 2O), holarenin (C 24H 38ON 2),
                  conkurchin (C 21H 32N 2), conessidin (C 22H 34N 2)...
   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165