Page 157 - Dược liệu
P. 157
mặt hạt có những mụn nổi thành hàng dọc. Mùa hoa, quả gần như quanh năm.
Dừa cạn có nguồn gốc ở đảo Madagasca, mọc hoang và được trồng ở nhiều
nước nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta dừa cạn mọc hoang và trồng làm cảnh ở nhiều
tỉnh.
Bộ phận dùng và chế biến
- Lá (Folium Catharanthi), thu hái trước Hình 4.12. Dừa cạn
khi cây có hoa, phơi hoặc sấy khô. Catharanthus roseus (L.) G. Don.
- Rễ (Radix Cartharanthi), thu lấy rễ đã rử sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Thành phần hoá học
Hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá: 0,37 - 1,15%, thân: 0,46%, rễ: 0,8-
1,2%; hoa: 0,14 - 0,84%; vỏ quả: 1,14%; hạt: 0,18%.
Có tới trên 70 alcaloid. Căn cứ vào cấu tạo hoá học người ta chia ra làm 3 nhóm
chính:
- Nhóm alcaloid có nhân indol: perivin, peviridin, perosin, catharantin, cavicin,
ajmalicin...
- Nhóm alcaloid có nhân indolin: vindolin, ajmalin, lochnericin, lochneridin,
lochrovin...
- Nhóm alcaloid có 2 vòng indol hoặc 1 vòng indol và 1 vòng indolin. Trong nhóm
này có những alcaloid có tác dụng chữa bệnh ung thư như vinblastin (=
vincaleucoblastin) có hàm lượng rất thấp: 0,005% - 0,015% trong lá, vincristin (=
leucocristin): 0,003 - 0,005% trong lá, leurosin và leurosidin.
N
CH2 CH3
N
OH
H
COOCH 3
- Vincaleucoblastin: R = CH 3 -
Leucocristin: R = - CHO N
CH 2 CH 3
CH 3 O N OCOCH 3
R H OH COOCH 3
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 743-745)
Tác dụng và công dụng
Cao lỏng dừa cạn có tác dụng hạ huyết áp, an thần, gây ngủ và có độc tính nhẹ.