Page 158 - Dược liệu
P. 158

Vinblastin và vincristin có tác dụng chống ung thư trên mô hình thực nghiệm,
                  đặc biệt tác dụng chống bệnh bạch cầu. Hai alcaloid này tuy độc tính và tác dụng có
                  khác nhau chút ít nhưng đều được dùng để điều trị bệnh Hodgkin, u lympho không
                  Hodgkin, u lympho mô bào...
                       + Vinblastin sulfat, lọ bột đông khô pha tiêm tĩnh mạch 5 mg, 10 mg kèm ống
                  dung môi NaCl 0,9%, 5 ml, 10 ml.

                       + Vincristin sulfat, lọ bột đông khô để pha tiêm tĩnh mạch 0,5 mg, 1 mg kèm 1
                  ml dung dịch NaCl 0,9%.
                        Ngoài ra, dược liệu được dùng chữa bệnh bế kinh, huyết áp cao, chữa tiêu hoá kém
                  và lỵ. Ngày dùng 8 - 12 g dạng thuốc sắc. Vinca (3 mg alcaloid toàn phần/1 viên), uống
                  2 - 3 viên x 2 lần trong ngày chữa bệnh cao huyết áp.

                        Rễ dừa cạn được dùng làm nguyên liệu chiết xuất ajmalicin.



























                                                       2.15 DẠ CẨM
                        Dược liệu là phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Dạ cẩm ( Hedyotis
                  capitellata Wall. ex G.Don), họ Cà phê (Rubiaceae).

                        Cây Dạ cẩm còn gọi là cây Loét mồm.

                  Đặc điểm thực vật

                  Cây bụi hay leo bằng thân quấn dài khoảng 1
                  - 4 m, đường kính thân 0,4 - 0,5 cm. Cành lúc
                  non hình 4 cạnh sau tròn phình to ở những
                  đốt. Lá mọc đối dài 5 – 11 cm, rộng 2 - 4 cm
                  hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn hay
                  nhọn, đầu nhọn. Phiến lá nguyên có 4 - 5 cặp
                  gân nổi rõ ở mặt dưới, lõm ở mặt trên. Mặt
                  trên lá màu xanh sẫm bóng, mặt dưới màu lục
                  nhạt, cuống lá dài 3 - 4 mm. Lá kèm chia 4 -
                  5 thuỳ hình sợi.

                        Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành
                  thành xim phân đôi hay rẽ ba. Mỗi xim có từ




                                                                                   Hình 4.13.   Dạ cẩm

                                                                         Hedyotis capitellata Wall. ex G.Don
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163