Page 166 - Dược liệu
P. 166

thần kinh vận động, với liều cao gây liệt; nó cũng có tác dụng làm giảm nhiệt độ cơ
                  thể.

                        Aconitin rất độc (liều gây chết đối với người lớn 1 - 5 mg).
                        Khi ngộ độc thì mồm bị nóng, phát ban (từ đầu ngón tay tới toàn thân), chảy
                  đờm dãi, nôn mửa, mệt mỏi, khó thở, giãn đồng tử, mạch đập yếu và không đều, sắc
                  mặt trắng bệch, có thể chết do ngạt thở và ngừng tim.

                        Đối với phụ tử đã chế biến, qua thử tác dụng dược lý thấy độ độc giảm, có thể
                  xếp theo thứ tự: củ mẹ độc hơn củ con và diêm phụ > hắc phụ > bạch phụ. Một số tác
                  giả Trung Quốc nghiên cứu hàm lượng alcaloid trong các dạng chế biến cho thấy
                  hàm lượng alcaloid đã giảm đi nhiều (đối với xuyên ô đầu có 0,599% alcaloid hoà
                  tan trong ether thì diêm phụ tử có khoảng 0,15%, hắc phụ phiến và bạch phụ phiến
                  chứa 0,05%).

                  Công dụng và liều dùng

                        Ô đầu, phụ tử chưa chế biến: Chủ yếu dùng ngoài để xoa bóp khi nhức  mỏi tay
                  chân, đau khớp, bong gân. Dùng dưới dạng cồn aconit 10% của bột (1 g cồn thuốc
                  này = 57 giọt), hoặc nhân dân thường thái mỏng ngâm rượu để dùng ngoài.
                        Có thể dùng trong để giảm đau các bệnh đau do dây thần kinh sinh ba, giảm viêm
                  trong các bệnh viêm thanh quản, phế quản, họng và dùng chữa ho. Ngày dùng 0,20 - 1 g
                  (tức 10 giọt - 57 giọt) cồn 10%; trẻ em: 1 - 2 giọt cho mỗi tuổi trong 24 giờ.
                        Vì aconitin dễ bị thuỷ phân nên hàng năm phải thay cồn aconit 1 lần.

                        Ô đầu, phụ tử là thuốc độc bảng A nên dùng trong phải hết sức thận trọng Phụ
                  tử chế, hắc phụ, bạch phụ: y học dân tộc cổ truyền coi là một vị thuốc hồi dương,
                  khử phong hàn, dùng chữa một số triệu chứng nguy cấp: trụy tim mạch, ra nhiều mô
                  hôi, chân tay giá lạnh. Ngày dùng 4 - 12 g dạng thuốc sắc, có khi còn dùng liều cao
                  hơn nữa. Thường phối hợp với nhân sâm, can khương tuỳ theo kinh nghiệm của thầy
                  thuốc. Phụ tử chế được dùng trong bài thuốc "Bát vị hoàn".








                                                       2.19 BÁCH BỘ


                        Dược liệu là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa
                  Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae)
                        Cây Bách bộ còn gọi là Dây ba mươi.

                  Đặc điểm thực vật

                        Bách bộ thuộc loài dây leo, dài 6 - 8 m. Thân
                  nhỏ, nhẵn. Lá thường mọc đối, có khi vừa mọc đối
                  vừa mọc cách, có cuống, hình tim. Trên mặt lá, ngoài
                  gân chính có 6 - 8 gân phụ chạy dọc từ cuống đến đầu
                  lá, có những gân ngang nhỏ và rõ. Hoa tự mọc ở kẽ lá
                  gồm 1 - 2 hoa, màu vàng đỏ. Bao hoa gồm 4 phiến,
                  hai phiến ngoài dài 4cm, rộng 5 mm; 2 phiến trong
   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171