Page 159 - Dược liệu
P. 159
6 đến 12 hoa màu trắng hay vàng nhạt, có lá bắc nhỏ. Đài 4 thuỳ hình giáo nhọn
nhẵn, tràng hợp hình ống, 4 cánh hoa có lông ở mặt ngoài, ống tràng có lông ở họng,
nhị 4, chỉ nhị ngắn, bao phấn hình dải, vượt ra ngoài ống tràng, bầu 2 ô có lông. Quả
nang chứa nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có lông mịn.
Ở Việt Nam, cây dạ cẩm mọc hoang khắp các tỉnh miền núi và trung du như:
Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây, Nha Trang, Đồng Nai, Biên
Hoà... thường mọc ở đồi ven rừng bờ mương rẫy.
Bộ phận dùng và chế biến
Phần trên mặt đất của cây (Herba Hedyotidis capitellatae)
Thu hái toàn cây nhất là lá và ngọn gần như quanh năm, đem về phơi hay sấy
khô.
Thành phần hoá học
- Trong lá và thân cây có: alcaloid, saponin, iridoid, tanin.
- Trong rễ có: alcaloid, saponin, iridoid, tanin, anthranoid.
Đã phân lập từ phần trên mặt đất của cây dạ cẩm thu hái ở Cúc Phương và Tam Đảo
7 alcaloid: capitellin, cyclocapitellin, isocyclocapitellin, hedyocapitelin,
hedyocapitin, isochrysotricin, chrysotricin.
Đã xác định cây thu hái ở Quảng Ninh có hàm lượng alcaloid toàn phần ở lá và thân
là 0,14%, ở rễ là 1,98%; đã phân lập và xác định cấu trúc 2 alcaloid: capitellin và
hedyocapitin.
N N N
N N N
H H H
HO
O O
HO
OH OH
Capitellin Cyclocapitellin isocyclocapitellin
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 732)
Tác dụng và công dụng
Đã chứng minh nước sắc dạ cẩm, dịch chiết alcaloid toàn phần có tác dụng
giảm đau, chống viêm cấp, viêm mạn, giảm thể tích dịch vị, chống loét trên chuột thí
nghiệm.
Nước sắc dạ cẩm, alcaloid toàn phần và hedyocapitin có tác dụng ức chế và diệt
H. pylori in vitro.
Dạ cẩm được dùng làm thuốc chữa viêm loét dạ dày.
Nhân dân một số địa phương còn dùng Dạ cẩm chữa lở loét miệng, lưỡi, viêm