Page 153 - Dược liệu
P. 153
Bộ phận cây Alcaloid toàn Scopolamin Hyoscyamin
phần (%) (%) (%)
Thân 0,09 0,04 0,03
Lá 0,25 0,10 0,10
Hoa 0,80 0,50 0,11
Vỏ quả 0,09 0,04 0,004
Hạt 0,40 0,27 0,01
Ngoài alcaloid, trong lá, rễ còn có flavonoid, saponin, coumarin, tanin, trong
hạt còn có chất béo.
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 701-703)
Tác dụng và công dụng
Cà độc dược là vị thuốc độc mà nhân dân ta đã biết từ lâu. Tác dụng của nó gần
giống benladon. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã được dùng thay thế
benladon.
Scopolamin có tác dụng ức chế hệ cơ trơn và các tuyến tiết như atropin nhưng
có khác là tác dụng ngoại biên kém hơn như: làm giãn đồng tử trong thời gian ngắn
hơn. Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương rõ rệt hơn, vì vậy người ta thường
dùng scopolamin trong tiền mê, dùng trong khoa thần kinh để chữa động kinh, chữa
co giật trong bệnh Parkinson.
Cà độc dược được dùng chữa ho, hen suyễn, làm thuốc giảm đau trong các
trường hợp viêm loét dạ dày - hành tá tràng, đau quặn ruột hay các cơn đau thắt khác,
làm thuốc chống say sóng, buồn nôn khi đi tàu xe, máy bay. Ngoài ra, y học cổ
truyền dùng cà độc dược chữa đau cơ, tê thấp cước khí. Còn được dùng ngoài đắp
vào mụn nhọt giảm đau nhức.
Dạng dùng và liều dùng
- Bột lá: Dùng cho người lớn 0,1 g/lần; 0,2 - 0,3 g/24 giờ.
- Cao lỏng 1/1: 0,1 g/lần; 0,2 - 0,3 g/24 giờ.
- Cao mềm: 0,01 g/lần; 0,03 g/24 giờ.
- Cồn 1/10 : 0,5 g/lần; 1- 2 g/24 giờ.
Hoa hoặc lá cà độc dược được thái nhỏ, phơi khô cuốn vào giấy hút như thuốc
lá. Ngày hút 1 - 1,5 g trước khi lên cơn hen.
Những người cơ thể suy yếu, có bệnh nhãn áp cao không nên dùng.
2.13 MÃ TIỀN
Dược liệu là hạt của nhiều loài mã tiền, trong đó có cây Mã tiền (Strychnos
nux - vomica L.) họ Mã tiền (Loganiaceae).