Page 152 - Dược liệu
P. 152

mặt lá lúc non có nhiều lông, sau rụng dần.

                        Hoa to, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, đài hoa hình ống có 5 gân nổi lên rõ rệt. Khi hoa héo,
                  một phần còn lại trưởng thành với quả giống hình cái mâm. Tràng to, hình phễu có màu
                  trắng hoặc tím.
                        Quả hình cầu, mặt ngoài có gai, quả non màu xanh, khi già màu nâu, có nhiều
                  hạt hình trứng dẹt, cạnh có những vân nổi.

                        Căn cứ vào màu sắc của hoa và thân cây               Hình 4.10.  Cà độc dược
                                                                                  Datura metel
                  người ta chia ra nhiều dạng cà độc dược. Ở
                  nước ta hiện nay có ba dạng cây cà độc dược:
                     - Datura metel L. forma alba: Cây có hoa trắng, thân xanh, cành xanh.

                     - Datura metel L. forma violacea: Cây có hoa đốm tím, cành thân tím
                        Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam, Cambodia, Lào, Ấn Độ,
                  Malaysia, Trung Quốc... để làm cảnh và làm thuốc.

                  Bộ phận dùng

                     - Lá (Folium Daturae metelis) phơi hay sấy khô (hay dùng nhất).
                     - Hoa (Flos Daturae metelis) phơi hay sấy khô.

                     - Hạt (Semen Daturae metelis) phơi hay sấy khô.

                        Thu hái lá vào lúc cây sắp và đang ra hoa (tháng 5 - 6 đến hết tháng 9, 10). Hoa
                  hái vào các tháng 8, 9, 10.
                        Hạt lấy ở những quả chín ngả màu nâu.












                  Thành phần hoá học
                        Hầu hết các bộ phận của cây đều chứa alcaloid,            H 3 C  N
                  trong đó alcaloid chính là l - scopolamin (= hyoscin),
                  ngoài ra còn có hyoscyamin, atropin, norhyoscyamin              O
                  (Bảng 1.4). Hàm lượng alcaloid toàn phần ở lá 0,10 -                             H
                  0,60%, rễ: 0,10 - 0,20%, hạt: 0,20 - 0,50%, quả: 0,12%,
                  hoa: 0,25 - 0,60%.                                                             O
                        Hàm lượng alcaloid thay đổi tuỳ theo thời kỳ sinh                        C = O
                  trưởng của cây và cách trồng trọt chăm sóc, thường cao                         C   H
                  nhất vào lúc cây ra hoa. Khi quả chín các alcaloid di                          CH 2 OH
                  chuyển từ vỏ quả vào trong hạt. Việc bón phân đạm đã
                  làm tăng hàm lượng alcaloid toàn phần. Nếu tỉa bớt cành             l - scopolamin
                  hoặc cắt ngọn lượng alcaloid sẽ giảm.

                           Bảng 4.1. Hàm lượng alcaloid của cây cà độc dược trồng tại Hà Nội
                                                    (Theo Viện Dược liệu)
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157