Page 150 - Dược liệu
P. 150
Nơi cung cấp ma hoàng là Ấn Độ, Pakistan, đặc biệt Trung Quốc
Bộ phận dùng và chế biến
Dùng bộ phận trên mặt đất của cây ma hoàng (Herba Ephedrae). Đôi khi dùng
cả rễ (Radix Ephedrae) gọi là ma hoàng căn.
Ma hoàng thu hái vào mùa thu vì theo dõi hàm lượng hoạt chất trong cây người
ta thấy nếu hái vào mùa đông, hoạt chất chỉ còn 50%, sang mùa xuân chỉ còn 25 -
30%. Thần nông bản thảo cũng qui định ma hoàng phải hái vào tiết lập thu khi thân
còn hơi xanh, bỏ các mấu và quả. Sau khi thu hái, người ta đem phơi cho khô.
Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu của ma hoàng là alcaloid, hoạt chất chính là ephedrin và
các dẫn chất của ephedrin
Hàm lượng alcaloid phụ thuộc vào loài, tuổi của cây và thời gian thu hái.
HO CH
H 3 C HN CH
CH 3
L- ephedrin
Ngoài alcaloid trong ma hoàng còn có tanin, flavonoid, tinh dầu, acid hữu cơ
(acid citric, acid malic...).
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 817)
Tác dụng và công dụng
Tác dụng dược lý của Ma hoàng chủ yếu là tác dụng của ephedrin. Ephedrin có
công thức gần giống công thức của adrenalin, do đó tác dụng của ephedrin gần giống
tác dụng của adrenalin tuy có yếu hơn nhưng thường lâu hơn.
Ephedrin có tác dụng làm giãn phế quản, giảm nhu động ruột và dạ dày, kích
thích cơ tim làm tim đập nhanh, làm co mạch máu ngoại vi và tăng huyết áp, làm
giãn đồng tử, làm tăng đường huyết.
Ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ đại não làm cho tinh thần phấn chấn, giảm
tác dụng gây ngủ của thuốc ngủ, hưng phấn trung khu hô hấp.
Trên lâm sàng, ma hoàng làm tăng tiết mồ hôi rõ rệt nhưng tác dụng này chưa
được chứng minh và giải thích đầy đủ.
Ngoài ra, ma hoàng và ephedrin còn có tác dụng thông tiểu tiện, kích thích bài
tiết nước bọt và bài tiết dịch vị.
Tác dụng của ephedin lại ngược với tác dụng của ephedrin. Ephedin làm hạ