Page 151 - Dược liệu
P. 151
huyết áp, tăng sự co bóp của tử cung chuột bạch, tăng nhu động ruột của thỏ, hơi
kích thích hô hấp.
Tác dụng của rễ ma hoàng: Theo sự nghiên cứu của các tác giả Nhật Bản thì rễ
ma hoàng tác dụng ngược với tác dụng của cành và thân ma hoàng. Nếu dùng cao
lỏng rễ ma hoàng tiêm vào động vật thì thấy huyết áp giảm xuống, giãn mạch máu
ngoại vi, tăng biên độ hô hấp.
Y học cổ truyền dùng ma hoàng chữa các bệnh: Sốt không ra mồ hôi, viêm phế
quản, viêm phổi, hen suyễn, ho có nhiều đờm, viêm thận và có tác dụng lợi tiểu.
Liều dùng: 5 - 10 g dưới dạng thuốc sắc, thường dùng phối hợp với nhiều vị
thuốc khác.
Tây y thường dùng ephedrin dưới dạng muối hydroclorid hay sulfat, dùng riêng
hay phối hợp với aspirin, cafein, papaverin.
- Dùng chữa hen, liều tối đa 0,05 g ephedrin hydroclorid trong 1 lần, 0,15 g trong
24 giờ, dạng thuốc viên: 0,01 g/viên
- Chữa sổ mũi, dùng dung dịch 1 - 3% ephedrin hydroclorid hoà trong nước làm
thuốc nhỏ mũi, mỗi lần nhỏ 1 - 2 giọt.
Chú ý:
Ma hoàng không được dùng cho người đau tim, người ra mồ hôi nhiều. Đối với
những người cao huyết áp dùng phải cận thận. Ngoài ra, rễ ma hoàng được dùng để
giảm mồ hôi đối với những người đổ mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm.
Ephedin có thể bán tổng hợp thành methamphetamin (d - desoxyephedrin) là chất
gây kích thích mạnh thần kinh trung ương, gây nghiện và bị cấm.
2.12 CÀ ĐỘC DƯỢC
Dược liệu là hoa và lá của cây Cà độc dược (Datura metel L.), họ Cà
(Solanaceae)
Cây cà độc dược còn gọi là Cà dược, Cà
diên
Đặc điểm thực vật
Cây Cà độc dược là cây thuộc thảo, mọc
hàng năm, toàn thân hầu như nhẵn, cành non
và các bộ phận non có những lông tơ ngắn. Lá
đơn, mọc cách nhưng ở gần ngọn gần như mọc
đối hay mọc vòng. Phiến lá hình trứng, gốc lá
lệch, ngọn lá nhọn, mép lá ít khi nguyên,
thường lượn sóng hoặc hơi xẻ 3 - 4 răng cưa;