Page 147 - Dược liệu
P. 147
Cây vàng đắng là một loại dây leo to, có
phân nhánh, leo lên những cây gỗ cao. Thân
hình trụ, đường kính 1,5 - 10 cm. Thân to, màu
vàng, thân già màu ngà, xù xì, có đoạn có chỗ u
phình to tròn và mắt (vết tích cuống lá). Cành
non, lá non, cụm hoa và quả đều phủ một lớp
lông mềm. Lá đơn, nguyên, mọc so le, có
cuống, đáy tròn hoặc lõm, hình tim, đầu lá
thuôn nhọn, gân lá hình chân vịt, mặt trên lá
màu xanh lục, mặt dưới có lông bạc trắng. Hoa
màu trắng phớt tím, hoa mọc thành chùm chuỳ ở
thân đã rụng lá, cuống hoa rất ngắn. Hoa đều,
đơn tính. Hoa đực có 6 nhị: 3 nhị ngoài rời, 3
nhị trong có chỉ thị hàn liền. Hoa cái có 3
noãn. Quả hạch, hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 1
- 5.
Cây mọc hoang phổ biến ở vùng núi miền
Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,
còn thấy mọc nhiều ở trung và hạ Lào, Hình 4.7. Vàng đắng
Cambodia. Coscinium fenestratum (Gaertn.)
Colebr
Bộ phận dùng
Thân (Caulis Coscinii fenestrati)
Thu hái gần như quanh năm. Hái về cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10-13cm phơi
hay sấy khô.
Thành phần hoá học
Trong thân Vàng đắng có berberin (1,5 - 3%), ngoài ra còn có ít palmatin,
jatrorrhizin.
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 929)
Công dụng và liều dùng
- Nhân dân thường dùng thân và rễ cây làm thuốc hạ nhiệt, chữa sốt rét, chữa lỵ, tiêu
chảy, đau mắt, dùng dạng thuốc bột hay thuốc viên, ngày uống 4 - 6 g.
- Dùng làm nguyên liệu chiết berberin. Berberin clorid dùng để chữa lỵ, ỉa chảy,
đau mắt. Ngày uống 0,02 - 0,20 g dưới dạng thuốc viên. Người ta còn dùng
chữa bệnh về gan, mật, vàng da, ăn uống khó tiêu; hoặc pha dung dịch 0,5 - 1%
dùng để nhỏ mắt, chữa đau mắt hay để rửa mắt.
2.10 HOÀNG BÁ
Dược liệu là vỏ thân và vỏ cành cây Hoàng bá (Phellodendron amurense
Rupr. hoặc Phellodendron chinense Schneider.), họ Cam (Rutaceae).