Page 9 - Bào chế
P. 9

đau thì lượng dược chất trong máu chỉ bằng 1/2 viên đối chiếu.
                         Năm 1963, Campagna chỉ ra rằng viên prednisolon không có tác dụng lâm sàng là
                  do độ hòa tan dược chất quá thấp.

                         Năm  1968,  Glazko  và  cộng  sự  nghiên  cứu  3  loại  viên  nang  cứng
                  cloramphenicol của 3 hãng sản xuất khác nhau lưu hành trên thị trường Mỹ không có
                  tác dụng lâm sàng là do nồng độ cloramphenicol trong máu chỉ bằng 1/4 viên đối
                  chiếu  của  hãng  sáng  chế  Pfizer  và  nguyên  nhân  là  do  dạng  kết  tinh  α  và    của
                  cloramphenicol ít tan trong nước.
                         Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải phóng và hấp thu
                  dược chất của dạng thuốc trong cơ thể ở trên là cơ sở cho việc hình thành nên một môn
                  học mới: Môn sinh dược học bào chế (biopharmaceutics) với các nhà sáng lập như
                  Levy, Wagner, Nelson, Higuchi,...
                         Như vậy, sinh dược học là môn học nghiên cứu các yếu tố thuộc về lĩnh vực
                  bào chế và thuộc về người dùng thuốc ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dược chất từ
                  một chế phẩm bào chế trong cơ thể nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của chế phẩm
                  đó.
                         Vì  vậy,  nghiên  cứu  sinh  dược  học  (SDH)  là  nghiên  cứu  số  phận  của  dạng
                  thuốc trong cơ thể, gắn kỹ thuật bào chế (yếu tố dược học) với người bệnh (yếu tố
                  sinh học). Theo Benet "SDH là khoa học đưa thuốc vào cơ thể". Thuốc phải được
                  dùng cho người bệnh dưới một dạng bào chế tối ưu và cách dùng thích hợp để phát
                  huy cao nhất hiệu quả điều trị, đảm bảo an toàn, kinh tế.

                         Nội dụng của SDH gồm 2 lĩnh vực: sinh học và dược học. Đi sâu nghiên cứu
                  các yếu tố sinh học thuộc về người dùng thuốc (như giới tính, lứa tuổi, đường dùng,
                  chế độ liều, ...) thuộc về môn SDH lâm sàng (clinical biopharmacy). Trong khi đó
                  SDH bào chế chủ yếu tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố dược học (như dược chất, tá
                  dược, kỹ thuật bào chế,...) đến quá trình giải phóng, hấp thu dược chất trong cơ thể.
                         Khi đưa một dạng thuốc vào cơ thể, muốn gây được đáp ứng lâm sàng, trước
                  hết dược chất phải được giải phóng khỏi dạng thuốc và hòa tan tại vùng hấp thu.



                     Dạng      Giải        Dược       Hoà        Dược chất      Hấp       Dược chất
                     thuốc                  chất                  hoà tan                 trong máu
                               phóng                   tan                       thu

                                            Sơ đồ 1.1: Quá trình SDH của dạng thuốc
                         Như vậy, quá trình SDH của một dạng thuốc trong cơ thể gồm 3 giai đoạn:
                  Giải phóng (Liberation) - Hòa tan (Dissolution) - Hấp thu (Absorption) (viết tắt là
                  L.D.A).
                  5.2. Sinh khả dụng
                        Sinh khả dụng (SKD) là khái niệm đặc trưng cho quá trình SDH của dạng thuốc,
                  được định nghĩa như sau:
                         SKD là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào
                  chế vào tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa đến nơi tác dụng.
                         Như vậy, thuốc tiêm tĩnh mạch được coi là có SKD 100%. Khi uống một viên
                  có liều dược chất bằng liều dược chất tiêm tĩnh mạch, nếu nồng độ dược chất trong
                  máu chỉ bằng 80% so với tiêm tĩnh mạch thì SKD của viên nén là 80.

                                                                                                           6
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14