Page 8 - Bào chế
P. 8

Thuốc pha chế theo công thức dược dụng có thể pha chế ở qui mô nhỏ trong các
                  cửa hàng pha chế theo đơn hoặc được sản xuất lớn ở quy mô xí nghiệp.
                            + Thuốc pha chế theo đơn: Là những chế phẩm pha chế theo đơn của thầy thuốc.

                            Nội dung của một đơn thuốc thường bao gồm: mệnh lệnh pha chế (Rp), công
                  thức pha chế (thành phần, số lượng), dạng bào chế cần phải pha (M.f...), số lượng cần
                  pha, hướng dẫn cách dùng (D.S). Thí dụ:

                                  Rp.    Natri benzoat        0,25g
                                     Natri bromid             0,25g
                                     Siro cánh kiến trắng     15,0g
                                     Siro đơn q.s.            50,0g
                                        M.f. Sirup

                                       D.S: Uống 1 thìa cafe sau khi ăn.
                            Trước khi pha chế, người pha chế phải kiểm tra lại đơn thuốc, xem xét lại liều
                  dùng, cách phối hợp thuốc trong đó (chú ý tương kỵ), dạng bào chế... Nếu phát hiện có
                  những điều chưa hợp lý thì trao đổi với người kê đơn. Khi cấp phát cho người bệnh
                  phải hướng dẫn rõ cách dùng, cách bảo quản.

                  4.2. Chế phẩm
                         Là sản phẩm bào chế nói chung của một hoặc nhiều dược chất.
                         Ví dụ: Vitamin C được bào chế dưới dạng thuốc viên nén không bao, viên bao,
                  viên sủi bọt, viên ngậm, viên nang cứng, thuốc tiêm…
                           Trong nhiều trường hợp, chế phẩm bào chế chỉ là một sản phẩm trung gian để
                  bào chế các dạng thuốc khác (cao thuốc, vi nang, pellet...).

                  4.3. Biệt dược
                           Biệt dược là là sản phẩm bào chế lưu hành trên thị trường dưới một tên thương
                  mại do nhà sản xuất đặt ra.
                           Từ một dược chất tên gốc thường có rất nhiều biệt dược khác nhau do các nhà
                  sản xuất khác nhau đặt ra.

                        Ví dụ: từ Paracetamol hiện nay trên thị trường có rất nhiều biệt dược như:
                  Pamol, Panadol, Efferangal...
                        Cephalexin có nhiều biệt dược: Cefaxin, Oraxin, Ospenxin, Septilisin…
                  5. Đại cương về sinh dược học
                  5.1. Khái niệm về sinh dược học
                        Khi  nghành  công  nghiệp  dược  phẩm  trên  thế  giới  có  bước  phát  triển  nhanh
                  chóng, thầy thuốc và bệnh nhân bắt đầu phát hiện ra rằng: nhiều biệt dược trên thị
                  trường tuy chứa cùng một dược chất với cùng một hàm lượng như nhau nhưng tác
                  dụng điều trị lại không giống nhau.
                        Ví dụ: cùng là viên nén aspirin 500mg, khi uống lúc có tác dụng giảm đau, lúc
                  không; viên nang cloramphenicol, viên nén prednisolon… của một số hãng không có
                  tác dụng điều trị; cùng là viên nén digoxin nhưng có loại uống không có tác dụng, có
                  loại lại gây độc cho bệnh nhân.
                        Để tìm hiểu nguyên nhân, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về quá trình
                  giải phóng và hấp thu dược chất để nâng cao hiệu quả điều trị của các chế phẩm.
                         Năm 1961, Levy và cộng sự đã nhận thấy ở những aspirin không có tác dụng giảm

                                                                                                           5
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13