Page 6 - Bào chế
P. 6

Trong khi học bào chế, người học cần có khả năng phân tích và tích hợp kiến
                  thức để áp dụng được vào lĩnh vực bào chế, cần kết hợp tốt giữa lý thuyết với thực
                  hành, lấy lý thuyết soi sáng, giải thích cho thực hành và dùng thực hành để minh họa,
                  bổ sung cho lý thuyết.
                  4. Một số khái niệm hay dùng trong bào chế
                  4.1. Dạng thuốc (dạng bào chế)

                          Dạng thuốc là hình thức trình bày của dược chất để đưa dược chất đó vào cơ thể
                  với mục đích tiện dùng, dễ bảo quản và phát huy tối đa hiệu quả điều trị của dược chất.

                          Thí dụ: Cloramphenicol là dược chất có vị đắng khó uống. Người ta bào chế
                  thành dạng viên nén, nang cứng hoặc hỗn dịch để hạn chế vị đắng, làm cho người bệnh
                  dễ tiếp cận thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

                          Trên thực tế, dược chất ít khi được dùng một mình mà thường cho thêm chất phụ
                  để tiện bào chế thành dạng thuốc. Do đó, thành phần của dạng thuốc ngoài dược chất
                  thì còn có: tá dược, vật liệu bao bì (với sự tác động trực tiếp của kỹ thuật bào chế) theo
                  sơ đồ dưới đây:


                     - Dược chất
                                                   Kỹ thuật                                        Sử dụng   Đáp ứng
                     - Tá dược           Bào chế                                    (người bệnh)   lâm sàng
                                                     Dạng thuốc
                     - Bao bì


                        - Dược chất (chất có hoạt tính):  là thành phần chính của dạng thuốc, tạo ra các
                  tác dụng dược lý riêng để điều trị, phòng hay chẩn đoán bệnh; bao gồm các chất có
                  nguồn gốc vô cơ, hữu cơ, sinh học, thực vật, động vật...

                        Ví dụ: VitaminC là dược chất kém ổn định về mặt hoá học. Khi bào chế thuốc
                  phải lựa chọn tá dược, kỹ thuật bào chế và bao bì thích hợp để kéo dài tuổi thọ của
                  dược chất trong quá trình bào chế và bảo quản dạng thuốc.

                        - Tá dược (chất không có hoạt tính): đóng vai trò hình thành dạng thuốc và góp
                  phần ổn định, làm tăng sinh khả dụng của dược chất.

                            -  Bao  bì  đóng  gói  trực  tiếp:  chai,  lọ,  ống,  tuýp  chế  tạo  bằng  kim  loại  hoặc
                  polymer; màng nhôm, màng polyvinyl clorid, màng polyethylene, vỏ nang… Bao bì
                  gói tiếp xúc trực tiếp với dược chất và tá dược và ảnh hưởng đến chất lượng dạng
                  thuốc. Đặc biệt là quá trình bảo quản, dưới tác động của các điều kiện ngoại cảnh như
                  nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ, có thể dẫn đến những tương tác giữa thuốc với vỏ đựng
                  làm biến chất dược chất, làm giảm tuổi thọ của thuốc.
                            Thí dụ: Vỏ đựng thuỷ tinh kiềm có thể làm kết tủa dược chất là muối alcaloid
                  trong thuốc tiêm. Một số tạp chất trong lọ nhựa đựng dung dịch thuốc nhỏ mắt có thể
                  làm tăng quá trình phân huỷ dược chất trong dung dịch.
                            Dạng thuốc có thể được phân loại theo nhiều cách.
                        - Theo thể chất:

                            + Các dạng thuốc lỏng: dung dịch thuốc uống (dung dịch thật, dung dịch keo,
                  siro thuốc, potio, elixir, cao lỏng…), dung dịch dùng ngoài, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt,
                  thuốc nhỏ mũi, hỗn dịch thuốc, nhũ tương thuốc...

                            + Các dạng bán rắn: thuốc mỡ, kem, gel để bôi ngoài da, hệ trị liệu qua da (dán
                  ngoài da), thuốc đặt (trực tràng hoặc âm đạo)...
                                                                                                           3
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11