Page 7 - Bào chế
P. 7
+ Các dạng thuốc rắn: bột thuốc, viên nén, nang cứng, thuốc cốm...
- Theo đường dùng và cách dùng:
+ Dạng thuốc để uống: thể lỏng (dung dịch thuốc, elixir, potio..), thể rắn (bột,
viên…)
+ Dạng thuốc dùng ngoài: bôi xoa lên da và niêm mạc (thuốc bột, thuốc mỡ,
thuốc lỏng…), dán vào da và niêm mạc (hệ trị liệu qua da, hệ trị liệu dùng cho mắt,
mũi, miệng), nhỏ lên miêm mạc (thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai…), đặt vào hốc tự nhiên của
cơ thể (thuốc đặt trực tràng, thuốc đặt âm đạo).
+ Thuốc tiêm: tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch…
Đường dùng ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của thuốc. Một dược chất đưa vào
cơ thể theo các con đường khác nhau có thể gây tác dụng dược lý khác nhau.
Thí dụ: Magnesi sulfat nếu uống thì có tác dụng lợi mật, nhuận tẩy: còn nếu tiêm
thì có tác dụng chống phù nề.
- Theo cấu trúc hệ phân tán:
Các dạng thuốc thực chất là những hệ phân tán có cấu trúc khác nhau, người ta
có thể chia hành những nhóm sau:
+ Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán đồng thể: bao gồm các dạng thuốc có dược
chất phân tán dưới dạng phân tử hoặc ion (dung dịch thuốc uống, thuốc tiêm...). Hệ
micell (dung dịch keo, dịch chiết dược liệu...) trên thực tế là hệ phân tán siêu vi dị thể
(có đường kính tiểu phân phân tán nhỏ từ 1 - 100nm) nhưng trong bào chế thường
được điều chế bằng phương pháp hoà tan và lọc qua vật liệu lọc thông thường nên xếp
vào hệ phân tán đồng thể.
+ Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán dị thể: dạng thuốc bao gồm 2 pha không
đồng tan: pha phân tán và môi trường phân tán (nhũ tương và hỗn dịch thuốc), trong
đó kích thước tiểu phân phân tán thay đổi từ hàng trăm nm đến hàng trăm mcm. Đây là
những hệ phân tán không ổn định về mặt nhiệt động học.
+ Các dạng thuốc thuộc hệ phân tán cơ học: là hệ phân tán giữa các tiểu phân
rắn, có kích thước từ hàng chục đến hàng trăm micromet, bao gồm các dạng thuốc rắn
như thuốc bột, nang cứng, thuốc viên...
Sự phân loại trên trên đây chỉ là tương đối. Trên thực tế, trong một số chế phẩm
bào chế có thể gồm nhiều hệ phân tán.
- Theo nguồn gốc công thức:
+ Thuốc pha chế theo công thức dược dụng: Là những chế phẩm bào chế mà
thành phẩm, cách pha chế, tiêu chuẩn chất lượng và cách đánh giá... Đều đã được quy
định trong tài liệu chính thống của ngành Dược (dược điển, công thức quốc gia...). Khi
pha chế, kiểm nghiệm chất lượng phải đúng theo những qui định đã được thống nhất.
Thí dụ:
Dung dịch iod 1%
Iod 1g
Kali iodid 2g
Nước cất vđ 100ml
Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu về tính chất, định tính và định lượng như đã
qui định.
4