Page 55 - Bào chế
P. 55

Hai pha có tỷ trọng khác nhau thì nhũ tương thu được không bền vững tuỳ theo
                  pha phân tán có tỷ trọng nhỏ hơn môi trường phân tán các tiểu phân pha phân tán sẽ
                  nổi lên hoặc lắng xuống đáy bình đựng nhũ tương.
                        Hiện tượng tách riêng  hai pha là do môi trường tiểu phân pha phân tán trong
                  nhũ tương chịu tác động của hai lực ngược chiều nhau: trọng lực kéo xuống và lực đẩy
                  archimede, khi hai pha có tỷ trọng bằng nhau thì hai lực này bằng nhau và nhũ tương
                  bền vững.
                  3.6. Ảnh hưởng của nồng độ pha phân tán
                        Nhũ tương càng bền vững khi nồng độ pha phân tán càng nhỏ.

                  3.7. Ảnh hưởng phương pháp phối hợp chất nhũ hoá
                        Phối hợp chất nhũ hoá vào hai pha nước và dầu thích hợp thì cho kiểu nhũ tương
                  bền vững.
                        - Điều chế nhũ tương D/N thì phối hợp hoà tan chất nhũ hoá vào pha nước.
                        - Điều chế nhũ tương N/D hoà tan chất nhũ hoá vào pha dầu.
                        - Các chất nhũ hoá bằng xà phòng, khi phối hợp hai pha trên bề mặt phân cách
                  xà phòng được tạo ra làm nhũ tương bền vững. Tuỳ thuộc bản chất xà phòng tạo ra mà
                  có thể thu được nhũ tương D/N hay N/D.
                  3.8. Ảnh hưởng của cách phối hợp các pha
                        Nhũ tương D/N dễ hình thành hơn khi thêm pha dầu dần dần vào pha nước.

                        Nhũ tương N/D dễ  hình thành hơn khi thêm pha nước dần dần vào pha dầu.
                  3.9. Ảnh hưởng của cường độ và thời gian tác dụng lực gây phân tán
                        Cường độ lực gây phân tán càng lớn thì nhũ tương thu được càng có chất lượng
                  cao.
                        Thời gian tác dụng của lực gây phân tán có ảnh hưởng rất nhiều đến kích thuớc
                  các tiểu phân phân tán nhưng nếu  kéo dài khuấy trộn quá thời gian tối ưu thì chất
                  lượng cũng không tăng.
                  3.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH môi trường phân tán

                        Nhiệt độ thay đổi có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng của nhũ tương, làm thay
                  đổi sức căng bề mặt phân cách pha, làm thay đổi độ nhớt môi trường phân tán, khả
                  năng hấp phụ của chất nhũ hoá, tăng tốc độ chuyển động Brown…Vì vậy khi điều chế
                  nhũ tương thuốc phải khống chế nhiệt độ của hỗn hợp để không ảnh hưởng đến sự
                  hình thành và ổn định của nhũ tương.
                        pH có ảnh hưởng đến độ bền vững và sinh khả dụng của nhũ tương, pH của 1 số
                  thuốc cụ thể phải ở pH tối ưu. Trong nhũ tương nếu sử dụng chất nhũ hoá lưỡng tính
                  bắt buộc chế phẩm phải có giá trị pH khác giá trị pH điểm đẳng điện của chất nhũ hoá,
                  nếu không thể thì phải thay thế lưỡng tính bằng các chất nhũ hoá khác.
                  4. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ

                  4.1. Phương pháp nhũ hóa thông dụng để điều chế nhũ tương thuốc
                  4.1.1. Thêm pha nội vào pha ngoại (phương pháp keo ướt)
                        Là phương pháp thích hợp nhất thường áp dụng ở quy mô công nghiệp để điều
                  chế nhũ tương.
                  Nguyên tắc:



                                                                                                         52
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60