Page 53 - Bào chế
P. 53
- Là chất ổn định tốt với nhũ tương, được dùng điều chế hỗn dịch, nhũ tương,
dung dịch thuốc.
Các alcol polyvinylic:
Là những sản phẩm trùng hợp cao phân tử alcol vinylic bằng cách thuỷ phân
polyvinylic acetat. Bột trắng ngà, hơi ẩm, vững bền với ánh sáng. Tan trong nước,
glycerin, không tan trong cồn và dung môi hữu cơ khác.
Có khả năng làm tăng độ nhớt, giảm sức căng bề mặt của nước, như một chất
keo bảo vệ không có tác dụng dược lý, mùi vị riêng đáng kể nên dùng trong điều chế
hỗn dịch và nhũ tương thuốc uống, tiêm, dùng ngoài.
Trơ về mặt hoá học, tinh khiết cao, có thể tiệt khuẩn, thích hợp với niêm mạc
mắt, giúp phục hồi nhanh chóng tổn thương mắt, làm cho thuốc tiếp xúc lâu hơn với
niêm mạc mắt nên dùng tốt trong điều trị thuốc nhỏ mắt.
Dạng dùng là các alcol polyvinylic có độ nhớt lớn nồng độ 2 – 5%.
Các dẫn chất của cellulose:
Ether hoá một số nhóm OH tự do trong phân tử cellulose với các chất khác nhau
sẽ được các loại dẫn chất có nhiều tính chất giống với các chất keo thiên nhiên (gôm,
chất nhầy) nhưng có ưu điểm: tinh khiết, vững bền trong một phạm vi pH rộng hơn, ít
bị tác dụng của vi khuẩn, nấm mốc, ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nên có thể tiệt
khuẩn mà không bị hỏng.
Dùng làm chất nhũ hoá điều chế nhũ tương, hỗn dịch uống, dùng ngoài làm tá
dược thuốc viên, thuốc mỡ (kể cả thuốc tra mắt).
Hay dùng Methyl cellulose (MC, celacol), hydroxymethyl cellulose (Natrosol
250), carboxymethylcellulose (CMC)…
2.2.3. Các chất nhũ hoá thể rắn ở dạng hạt nhỏ
Là các chất rắn không tan trong nước và dầu dưới dạng bột mịn. Để có tác dụng
nhũ hóa kích thước tiểu phân bột phải nhỏ hơn rất nhiều kích thước tiểu phân pha phân
tán của nhũ tương.
Loại chất nào dễ thấm nước hơn dầu sẽ cho nhũ tương kiểu D/N dễ thấm hơn
nước sẽ cho nhũ tương kiểu N/D.
Chất có khả năng thấm dầu và nước như nhau thì nếu trộn chất nhũ hoá với pha
nào trước thì pha đó là môi trường phân tán.
Hay dùng bentonit, vegum, hectorit, cellulose bột siêu mịn.
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ ỔN ĐỊNH CỦA
NHŨ TƯƠNG THUỐC.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén sự hình thành, ổn định
và sinh khả dụng của nhũ tương. Chúng ta chỉ xét một số yếu tố chính.
3.1. Ảnh hưởng của sức căng bề mặt phân cách pha
Sự hình thành nhũ tương luôn kèm theo sự hấp thu năng lượng cơ học, bề mặt
được tạo ra mang năng lượng tự do, mà năng lượng này phụ thuộc tổng diện tích bề
mặt tiếp xúc và sức căng bề mặt hai pha. Theo biểu thức:
Ε = δ.S trong đó E: năng lượng bề mặt tự do (N.m)
δ: sức căng bề mặt phân cách (N/m)
2
S: tổng diện tích bề mặt phân cách pha (m )
50