Page 54 - Bào chế
P. 54

Để giảm năng lượng tự do phải giảm sức căng bề mặt thì nhũ tương mới dễ hình
                  thành và bền vững.
                        Để giảm sức căng bề mặt người ta chọn chất diện hoạt phù hợp.

                  3.2. Ảnh hưởng của chất nhũ hoá
                        Chất nhũ hoá có khả năng gây phân tán và quyết định kiểu nhũ tương sẽ hình
                  thành.
                        Chất nhũ hoá thường có một phần thân dầu và một phần thân nước nên khi cho
                  một lượng nhỏ vào hai pha lỏng không đồng tan thì phân tử các chất này được định
                  hướng và tập trung bề mặt tiếp xúc hai pha làm giảm sức căng bề mặt hai pha và tạo ra
                  màng mỏng đứng trung gian giữa pha dầu và pha nước và cong vòng cung về phía pha
                  lỏng nào mà nó dễ tan dễ thấm hơn như một lớp áo bao lấy các tiểu phân của pha phân
                  tán, lớp áo này có độ bền nhất định có khi mang điện tích tạo ra lực đẩy tĩnh điện giúp
                  các tiểu phân cản trở kết tụ các tiểu phân phân tán.
                        Một số chất nhũ hoá có độ nhớt làm tăng độ nhớt môi trường phân tán nên làm
                  cho nhũ tương bền vững.
                        Hầu hết chất nhũ hoá ổn định và có khả năng hydrat hoá, làm giảm sức căng bề
                  mặt hai pha, thay đổi độ nhớt môi trường phân tán làm cho nhũ tương hình thành và
                  thay đổi đặc tính sinh khả dụng của thuốc (mức độ giải phóng và hấp thu dược chất
                  tăng lên).
                  3.3. Ảnh hưởng lớp điện tích cung dấu xung quanh các tiểu phân pha phân tán

                        Hầu hết nhũ tương lỏng xung quanh các tiểu phân pha phân tán đều mang một
                  lớp điện tích cùng dấu được hình thành do mang chất nhũ hoá hydrat hoá, chất nhũ hoá
                  ion hoá, tiểu phân pha phân tán hấp thu ion tồn tại tự do (ion dùng dấu).

                        Theo thuyết DLVO (Dejagine – Landau – Vervey – Overbek) các tiểu phân pha
                  phân tán trong nhũ tương đồng thời chịu hai lực tác động:

                            - Lực hút Van der waals.
                            - Lực đẩy tĩnh điện giữa các tiểu phân mang điện tích cùng dấu.
                        Nếu lực hút van der waals lớn hơn lực đẩy tĩnh điện thì nhũ tương không bền
                  vững và dễ dàng phân lớp.
                        Hàng rào năng lượng chống lại sự va chạm giữa các tiểu phân làm chúng khó tập
                  hợp lại với nhau. Hàng rào năng lượng cân bằng sự thay đổi năng lượng động học các
                  tiểu phân thì nhũ tương bền vững nhưng vẫn có thể xảy ra tách lớp.
                  3.4. Ảnh hưởng độ nhớt môi trường phân tán
                        Nhũ tương càng bền vững khi môi trường phân tán có độ nhớt càng lớn.

                        Để tăng độ bền vững của nhũ tương D/N thêm chất có khả năng làm tăng độ
                  nhớt của môi trường phân  tán.

                        Để nhũ tương N/D bền vững thường dùng các xà phòng kim loại hoá trị hai trở
                  lên.
                  3.5. Ảnh hưởng của tỷ trọng hai pha
                        Nhũ tương càng dễ hình thành và bền vững khi hai pha có tỷ trọng gần bằng
                  nhau.






                                                                                                         51
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59