Page 49 - Bào chế
P. 49

- Đòi hỏi phải có phương tiện nhất định, người pha chế hiểu và nắm chắc kỹ
                  thuật.
                  2.  CÁC  CHẤT  NHŨ  HÓA  THƯỜNG  DÙNG  TRONG  ĐIỀU  CHẾ  NHŨ
                  TƯƠNG.
                  2.1.  Yêu cầu chất nhũ hoá

                           Chất nhũ hoá lý tưởng dùng trong nhũ tương thuốc không chỉ là chất nhũ hoá
                  mạnh mà còn phải là tá dược tốt phải đáp ứng các yêu cầu.
                        Có khả năng nhũ hoá mạnh nhiều dược chất hay chất phụ, và được dung với
                  khối lượng rất nhỏ.
                       -  Bền vững, ít bị tác động của pH, nhiệt độ, chất điện giải, chất háo nước, vi
                  khuẩn, nấm mốc.
                       -  Không gây tương kỵ lý, hoá học với dược chất, chất phụ gặp trong thuốc.
                       -  Không có tác dụng dược lý riêng nếu có thì phải tác dụng hiệp đồng.
                       -  Không màu sắc, mùi vị riêng hoặc mùi vị dễ chịu.

                  2.2. Các chất nhũ hóa thường dùng
                  2.2.1. Các chất nhũ hoá thiên nhiên
                          Các carbohydrat

                          Hay dùng là các loại gôm, pectin, thạch, tinh bột, chất nhầy, các alginat… Là các
                  chất có phân tử lớn dễ hoà tan trương nở trong nước tạo dịch keo có độ nhớt lớn.

                          Ưu điểm chung: không màu, không vị không có tác dụng dược lý riêng, làm dịu
                  niêm mạc đường tiêu hoá, che lấp được mùi vị khó chịu của dược chất nên được dùng
                  điều chế các hỗn dịch thuốc uống.

                          Nhược điểm: dễ bị vi khuẩn nấm mốc, chất diện hoạt, chất háo nước ở nồng độ
                  cao làm hỏng hoặc biến mất.
                         - Gôm arabic
                        Là sản phẩm nhiều loại acacia có thành phần phức tạp ở nhiệt độ thường tan
                  hoàn toàn trong lượng nước gôm, dung dịch có pH hơi acid và các micell gôm tích
                  điện âm.
                        Được dùng điều chế các potio vì ngoài ưu điểm chung nó còn có ưu điểm là dễ
                  hoà tan trong nước ở nhiệt độ thường và có khả năng làm giảm sức căng bề mặt.
                        Tỷ lệ gôm dùng để nhũ hoá dầu lỏng khoảng 25 – 50% so với lượng dầu.
                        Tỷ lệ gôm dùng để nhũ hoá dược chất phụ thuộc vào tỷ trọng: tỷ trọng nhỏ (tinh
                  dầu) tỷ lệ gôm bằng dược chất, tỷ trọng vừa (creozol) tỷ gôm bằng 50% so với dược
                  chất, tỷ trọng lớn tỷ lệ gôm gấp 2 lần.
                        - Gôm adagant
                        Là sản phẩm của cây Astraglus gumifera họ cánh bướm có thành phần phức tạp.

                        Ở nhiệt độ thường hút nước, trương nở chậm, trương nở nhanh ở nhiệt độ cao để
                  hoà tan dễ dàng nên làm ẩm gôm trước với cồn - glycerin.
                        Dịch thể gôm adagant có độ nhớt gấp 50 lần arabic có cùng nồng độ. Nồng độ >
                  2% khi nguội thành gel không có khả năng nhũ hoá.
                        Gôm adagant không có khả năng làm giảm sức căng bề mặt nhưng có độ nhớt
                  lớn nên được dùng kết hợp với gôm arabic để điều chế nhũ tương. Tỷ lệ gôm adagant


                                                                                                         46
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54