Page 48 - Bào chế
P. 48
1.5.1. Theo nguồn gốc
- Nhũ tương thiên nhiên: có sẵn trong thiên nhiên như sữa động vật, hạt có dầu.
- Nhũ tương nhân tạo: dùng chất nhũ hoá, lực phân tán để tạo nhũ tương.
1.5.2. Theo tỷ lệ pha phân tán và môi trường phân tán
- Nhũ tương loãng: có nồng độ pha nội ≤ 2%.
- Nhũ tương đặc: có nồng độ pha nội > 2%.
Trong thực tế đa số nhũ tương thuốc là các nhũ tương đặc có nồng độ từ 10 –
50%.
1.5.3. Theo mức độ phân tán
Chia thành 3 loại:
- Vi nhũ tương: kích thước tiểu phân rất nhỏ gần bằng tiểu phân keo hệ vi dị thể
(10-100 nm).
- Nhũ tương mịn: kích thước tiểu phân từ 0,5 – 1,0 micromet.
- Nhũ tương thô: kích thước tiểu phân từ vài micromet trở lên.
1.5.4. Theo kiểu nhũ tương
- Nhũ tương kiểu D/N.
- Nhũ tương kiểu N/D.
- Nhũ tương kiểu D/N/D.
- Nhũ tương kiểu N/D/N.
1.5.5. Theo đường sử dụng
- Nhũ tương tiêm truyền: tiêm bắp dùng được cả hai loại nhũ tương, tiêm truyền
chỉ dùng nhũ tương D/N kích thước tiểu phân nhỏ hơn 0,5 micromet.
- Nhũ tương uống: chỉ dùng các nhũ tương kiểu D/N thường là các potio nhũ
tương.
- Nhũ tương phun mù
- Nhũ tương dùng ngoài: để bôi, xoa, đắp có thể dùng cả hai nhũ tương. Nhưng
nhũ tương D/N dễ rửa sạch hơn và không gây bẩn quần áo.
1.6. Ưu nhược điểm của nhũ tương
1.6.1. Ưu điểm
- Nhũ tương cho phép phối hợp dễ dàng các dược chất lỏng không đồng tan hoặc
các dược chất rắn chỉ tan trong 1 loại dung môi.
- Tăng hiệu quả điều trị do dược chất đạt độ phân tán cao, diện tích tiếp xúc lớn.
- Thuốc uống dạng nhũ tương D/N che dấu được mùi vị khó chịu, giảm tác dụng
kích ứng đường tiêu hoá.
- Bào chế được dưới dạng tiêm tĩnh mạch những dược chất không tan trong
nước: vitamin A, D, E, chất béo có năng lượng cao...
- Kem thuốc, mỹ phẩm nhũ tương có thể chất và cảm quan tốt, hấp dẫn, có thể
gây tác dụng toàn thân.
- Thuốc đặt kiểu nhũ tương hấp thu nhanh, có thể gây tác dụng toàn thân.
1.6.2. Nhược điểm
- Là dạng phân tán cơ học không đồng thể nên không bền.
45