Page 35 - Bào chế
P. 35
Thuốc nước còn có một số tên gọi riêng để chỉ cách dùng thuốc và mục đích
điều trị như: thuốc súc miệng, thuốc rà miệng, thuốc nhỏ tai, thuốc nhỏ mũi, thuốc thụt
trực tràng, thuốc nhỏ mắt…
4.1.2. Kỹ thuật điều chế
Dùng phương pháp hoà tan thông thường
Phương pháp hoà tan thông thường được áp dụng khi điều chế các dung dịch
thuốc có dược chất dễ tan; chất ít tan, có thể đun nóng nước để hoà tan nhanh.
Một số ví dụ:
Dung dịch acid boric 3%
Công thức: Acid boric 3 g
Nước cất vừa đủ 100 ml
Cách điều chế: vì acid boric ít tan trong nước, để hoà tan nhanh cần hoà tan
trong nước đun nóng. Sau đó để nguội, thêm nước vừa đủ 100 ml, lọc.
Dung dịch 4-Povidone-Iodine (10%)
Công thức:
PVP-Iodine 10.0 g
Propylene glycol 1.0 g
Ethanol 96% 9.0 g
Nước tinh khiết 80.0 g
Dùng phương pháp hoà tan đặc biệt
Các phương pháp hoà tan đặc biệt được áp dụng như đã nêu trong mục kỹ thuật
chung.
Một số ví dụ:
Dùng phương pháp tạo dẫn chất dễ tan:
Dung dịch iod 1% (dung dịch Lugol)
Công thức: Iod 1 g
Kali iodid 2 g
Nước cất vđ 100 ml
Cách điều chế: Hoà tan kali iodid, iod trong 2 – 3 ml nước cất, khuấy cho đến
khi tan hoàn toàn, thêm nước vừa đủ 100ml, lọc nhanh qua bông.
Dùng chất diện hoạt làm tăng độ tan:
Dung dịch cloroxylenol 5%
Công thức:
Cloroxylenol 5,0 g
Kali hydroxyd 1,36 g
Acid oleic 0,75 ml
Dầu thầu dầu 6,3 g
Terpineol 10,0 ml
Ethanol 20,0 ml
Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml
32