Page 33 - Bào chế
P. 33
Hình 2.9: Sơ đồ lọc các tiểu phân
a. Lọc các tiểu phân có kích thước lớn hơn lỗ xốp
b và c. Tác dụng hấp thu của lỗ xốp
Người ta thường so sánh quá trình lọc với quá trình cơ học khác là quá trình rây.
Những tiểu phân có kích thước lớn hơn lỗ xốp của vật liệu lọc bị giữ lại trên màng lọc.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp tấm vật liệu lọc có khả năng giữ lại cả những tiểu phân
có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ xốp của màng lọc. Trong những trường hợp này
quá trình lọc không còn là một quá trình cơ học đơn giản, được giải thích bằng một số
hiện tượng phức tạp như hiện tượng hấp phụ, hiện tượng mao dẫn. Việc giữ lại trên
màng lọc những tiểu phân bé hơn kích thước lỗ xốp, còn nhờ các lỗ xốp có hình dạng
khúc khuỷu. Mặt khác các tiểu phân chất rắn tụ tập trên tấm vật liệu lọc cũng đóng vai
trò một màng lọc thứ hai.
Tốc độ lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Có thể biểu diễn tốc độ lọc của một chất lỏng qua một màng lọc theo phương
trình Hagen Poiseuille.
4
πSr ( P –
V = p )
8l
Trong đó:
R: Bán kính trung bình lỗ xốp của màng lọc
P- p: Hiệu số áp lực tác dụng lên hai phía của màng lọc
S: Diện tích bề mặt lọc
: Độ nhớt của chất lỏng cần lọc
l: Chiều dài lỗ xốp
Phương trình cho thấy tốc độ lọc tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt lọc, với luỹ
thừa bậc 4 của bán kính lỗ xốp, với hiệu số áp suất tác dụng lên hai mặt màng lọc, tỷ lệ
nghịch với chiều dài của các mao quản trong màng lọc và độ nhớt của dung dịch cần
lọc.
3.4.2. Các vật liệu lọc, dụng cụ lọc và phương pháp lọc
Các vật liệu và dụng cụ làm từ sợi cellulose
Giấy lọc: chủ yếu để lọc dung dịch nước.
Bông: thường dùng bông để lọc các dung dịch thuốc dùng ngoài và thuốc
uống… . Bông dùng để lọc phải đạt các tiêu chuẩn sau: không có mỡ, có sợi dài từ 14
30