Page 40 - Bào chế
P. 40

d là tỷ trọng quy định của siro cần đạt được.
                        Khi dùng phù kế baume, lượng nước cần dùng để pha lơãng siro đến độ quy định
                  được tính theo công thức:

                                                           X = 0,033.a.D
                  Trong đó: X :là lượng nước cần dùng để pha loãng
                                a :là lượng siro (g)
                                                                                             0
                                  D:là số độ baume đo được của siro cần pha loãng vượt quá 35  baume.
                           Làm trong siro:
                        Siro thuốc cần được lọc nóng qua nhiều lớp vải gạc, loại giấy lọc đặc biệt dày và
                   xốp, có lỗ lọc lớn có thể được dùng để lọc siro thuốc.
                        Nếu đi từ dịch quả, dịch chiết dược liệu, việc làm trong có thể phức tạp hơn do
                   các chất kết tủa dạng các hạt keo. Về nguyên tắc các dung dịch dược chất cần được
                   lọc trong trước khi hoà tan đường. Nếu dùng cách đun nóng không làm đông vón các
                   tủa keo có thể áp dụng các biện pháp làm trong như sau:

                        - Dùng bột giấy lọc: 1g bột giấy nghiền thành bột nhão trong cối sứ với 1 ít nước
                   nóng, đổ vào 1000g siro đang nóng, đun sôi vài phút. Sau đó lọc qua vải. Cách này có
                   ưu điểm không đưa tạp chất lạ vào trong siro thuốc.

                        - Dùng lòng trắng trứng: một lòng trắng trứng dùng cho 10 lít siro. Hoà tan lòng
                   trắng trứng trong siro, khuấy trộn, albumin lòng trắng trứng sẽ kết tủa lôi cuốn các
                   tiểu phân nhỏ lơ lửng khó lọc trong siro. Hớt bỏ kết tủa, lọc siro qua vải. Cách này có
                   nhược điểm là đưa 1 số protein phân tử nhỏ tan được vào trong siro, có thể gây tương
                   kỵ với dược chất.
                  4.2.4. Kiểm soát chất lượng - bảo quản

                        Siro thuốc được quy định các chỉ tiêu chất lượng về tính chất lý hoá theo Dược
                  điển như độ trong, tỷ trọng, định tính, định lượng các thành phần dược chất…
                        Để bảo quản, trong thành phần siro thuốc thường có các chất chống nấm, mốc
                  như nipagin, nipasol (tỷ lệ 0,03 – 0,05%). Siro thuốc thường được đóng chai lọ kín,
                  không nên để lạnh vì có thể kết tinh đường  trong siro.
                  4.2.5. Một số ví dụ siro thuốc
                             Điều chế siro thuốc bằng cách hoà tan đường vào dung dịch dược chất

                         Siro sắt II sulfat
                              Sắt II sulfat                                40g
                              Acid citric                                    2,1g
                              Cồn bạc hà                                     2ml
                              Saccharose                                 825g

                         Siro terbutalin 0,3%
                              Terbutalin sulfat                        0,3g
                              Glyceryl guaicolat                       13,3g
                              Nipagin                                  0,9g

                              Nipasol                                  0,2g
                              Saccarose                                600g
                              Glycerin                                 125g

                                                                                                         37
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45